Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn 2,4 tỷ USD sẽ về tay “ông lớn” nào? Đảm bảo cung cấp than cho Nhiệt điện Quảng Ninh và các nhà máy nhiệt điện Phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng

Sử dụng các nhiên liệu mới vào năm 2050

Để xử lý những tồn tại bất cập trong công nghệ hiện nay của các nhà máy nhiệt điện đốt than, Việt Nam ứng dụng công nghệ theo từng giai đoạn, phù hợp với từng chủng loại than sử dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển trước giai đoạn 2010 hầu hết là sử dụng than Antracite trong nước với chất bốc rất thấp, nhiệt trị thấp và độ tro cao nên chỉ phù hợp với thông số hơi cận tới hạn.

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính
Mục tiêu, các nhà máy nhiệt điện sẽ sử dụng các nhiên liệu mới vào năm 2050

Các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển giai đoạn sau năm 2010 đến nay và sử dụng than nhập khẩu đều đã chuyển sang áp dụng thông số hơi trên tới hạn (hiệu suất cao, suất tiêu hao nhiên liệu giảm). Đặc biệt, các nhà máy nhiệt điện đang trong quá trình xây dựng như Vũng Áng II, Quảng Trạch I đã áp dụng thông số hơi trên siêu tới hạn, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than hiện đang vận hành ổn định và đáp ứng các yêu cầu quy định hiện hành về môi trường khí thải (QCVN 22:2009/BTNMT; QCVN 05:2009/BTNMT) và môi trường nước thải (QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT).

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, Việt Nam sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030 và các nhà máy điện khí sau năm 2035 để đảm bảo giảm phát thải cacbon và mục tiêu cam kết tại COP 26 về trung hoà cacbon vào năm 2050.

Ngày 12/6/2023, Bộ Công Thương đã làm việc với các nhà máy nhiệt điện đốt than để triển khai thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than theo QH điện VIII đã phê duyệt, đồng thời, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3606/BCT-ĐL ngày 12/6/2023 đề nghị chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac để triển khai áp dụng khi đủ 20 năm vận hành, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy; đối với các nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hoặc thu giữ cacbon, đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.

Thách thức khi chuyển đổi công nghệ

Theo Quy hoạch điện VIII sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030, điện khí sau năm 2035. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ chuyển dần sang công nghệ đốt kèm sinh khối, khí hydro… Hiện nay, một số nhà máy nhiệt điện than vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi hoặc nếu có thì công suất sản xuất sẽ sụt giảm mạnh.

Để xử lý những tồn tại bất cập trong công nghệ hiện nay của các nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương đã có lộ trình chuyển đổi công nghệ để đạt mục tiêu đến năm 2050 các nhà máy nhiệt điện sẽ không còn đốt than.

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính
Nhật Bản đang chuẩn bị cho nỗ lực sản xuất điện đầu tiên trên thế giới bằng cách đốt hỗn hợp than và amoniac tại nhà máy than của JERA ở tỉnh Aichi, miền Trung Nhật Bản.

Để bảo đảm việc phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tất cả các phương án đề xuất tính toán đều phải thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tỉ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) đạt khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất và khoảng 67,5 - 71,5% vào năm 2050.

Dự kiến, năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.632 - 32.432 MW, sản xuất 72,5 - 80,9 tỷ kWh (5,3 - 6,6% tổng điện năng sản xuất).

Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204 - 254 triệu tấn, 2035 đạt 226 - 254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27 - 31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên).

Hiện nay, việc chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng amoniac đã được các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới phát triển nghiên cứu thử nghiệm và cơ bản đã hoàn thành thử nghiệm với tỷ lệ đốt trộn amoniac đạt 20%.

Nhưng khó khăn chính là công nghệ đốt trộn amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện (mới trong giai đoạn thử nghiệm). Chưa có nhà máy điện nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật, cũng như các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường, thiết bị.

Mặt khác, hiện nay khả năng cung cấp nhiên liệu amoniac, hay sinh khối ở trong nước còn hạn chế, chưa đảm bảo nguồn cung để vận hành lâu dài và ổn định.

Bên cạnh đó, việc tăng tỉ lệ đốt kèm, sẽ dẫn đến tăng chi phí đầu tư và vận hành do cần phải tiến hành nghiên cứu, thay thế các thiết bị, cũng như hiện nay chuỗi cung ứng amoniac, hydro hiện chưa được hình thành và phát triển nên việc đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu thay thế cho than, khí để vận hành ổn định nhà máy điện khi thực hiện chuyển đổi nhiên liệu là một thách thức lớn. Đồng thời, khi chuyển đổi nhiên liệu sẽ làm giá điện tăng lên, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân.

Với những thách thức về công nghệ đồng đốt (mới ở giai đoạn thử nghiệm), chi phí nhiên liệu và chính sách giá điện... như hiện nay, con đường tiến tới amoniac thay thế nhiên liệu than tại Việt Nam chắc chắn còn dài. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tin rằng công tác chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính sẽ thực hiện thành công.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNNPT phát động thi đua 30 ngày đêm nước rút đưa 2 dự án trọng điểm về đích

EVNNPT phát động thi đua 30 ngày đêm nước rút đưa 2 dự án trọng điểm về đích

EVNNPT vừa ban hành Chỉ thị phát động thi đua cao điểm nước rút 30 ngày đêm hoàn thành 2 dự án trọng điểm về đích trong tháng 10/2024.
EVN: Sản lượng điện tăng 10,9% trong 9 tháng năm 2024

EVN: Sản lượng điện tăng 10,9% trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng EVN vẫn đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội với sản lượng điện tăng 10,9% so với cùng kỳ.
Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Trước sự quan tâm của dư luận, bà Nguyễn Thuý Hiền, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước trả lời báo chí về Dự thảo sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Các nước trên thế giới tính toán giá xăng dầu như thế nào?

Các nước trên thế giới tính toán giá xăng dầu như thế nào?

Tham khảo kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của một số quốc gia cho thấy, nhiều nơi cho phép doanh nghiệp tự xác định giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.
Điều hành giá xăng dầu: Phải hài hoà giữa cơ chế thị trường và quản lý nhà nước

Điều hành giá xăng dầu: Phải hài hoà giữa cơ chế thị trường và quản lý nhà nước

Xăng dầu là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống, nên việc điều hành giá phải hài hoà giữa cơ chế thị trường và quản lý nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
PC Thanh Hóa: Tăng cường giải pháp giảm sự cố đường dây trung áp

PC Thanh Hóa: Tăng cường giải pháp giảm sự cố đường dây trung áp

PC Thanh Hóa đã tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để tổ chức triển khai khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế tối đa sự cố ở đường dây trung áp.
Người dùng ở Ý chịu giá điện cao nhất châu Âu, nguyên nhân từ đâu?

Người dùng ở Ý chịu giá điện cao nhất châu Âu, nguyên nhân từ đâu?

Giá điện tại Ý hiện đang cao nhất trong các nền kinh tế lớn của châu Âu, chủ yếu do sự phụ thuộc đáng kể vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.
Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Các Bộ, ngành đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Doanh nghiệp góp ý gì về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới?

Doanh nghiệp góp ý gì về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới?

Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối đã đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, những ý kiến xác đáng, phù hợp với thực tiễn quản lý, kinh doanh xăng dầu sẽ được tiếp thu và thể hiện tốt nhất.
Rốt ráo chuẩn bị công tác cấp điện năm 2025

Rốt ráo chuẩn bị công tác cấp điện năm 2025

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, Bộ Công Thương, các đơn vị chức năng và doanh nghiệp năng lượng đang đẩy nhanh công tác xây dựng cấp điện năm 2025.
Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Gamuda Bhd đã giành được hợp đồng thiết kế và xây dựng 243 triệu AUD (khoảng 4124,3 tỷ đồng) cho dự án trang trại điện gió Boulder Creek tại Queensland (Úc).
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, để đạt các mục tiêu về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cần xem xét, triển khai 6 giải pháp.
Bản lĩnh Viettel Construction và hành trình 29 năm

Bản lĩnh Viettel Construction và hành trình 29 năm 'Dựng xây cuộc sống mới'

29 năm xây dựng và trưởng thành, Viettel Construction đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong “hệ sinh thái” Viettel.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Chiều 2/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu có điểm gì mới?

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu có điểm gì mới?

Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu được xây dựng với mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.
Tương lai nào cho mô hình nhà máy điện ảo?

Tương lai nào cho mô hình nhà máy điện ảo?

Nhà máy điện ảo (VPP) không phải là một nhà máy điện truyền thống với ống khói và tuabin. Thay vào đó, nó là tổ hợp các nguồn năng lượng phân tán.
Lâm Đồng: Đầu tư trên 38 tỷ đồng vào hệ thống lưới điện tại Đam Rông

Lâm Đồng: Đầu tư trên 38 tỷ đồng vào hệ thống lưới điện tại Đam Rông

Công ty Điện lực Lâm Đồng đầu tư 38 tỷ đồng vào hệ thống lưới điện, nâng công suất trạm trên địa bàn Đam Rông, phục vụ tốt đời sống và sản xuất người dân.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu

Chiều 2/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Hội nghị về dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu.
CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

Lãnh đạo Công ty Copenhagen Infrastructure Partners và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc chung nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng xanh.
Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
EVNCPC nhận bằng khen của tỉnh UBND Quảng Ninh

EVNCPC nhận bằng khen của tỉnh UBND Quảng Ninh

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) nhận bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh ghi nhận đóng góp của đơn vị khắc khục lưới điện sau bão số 3.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động