Ukraine đang làm gì để 'lấy lòng' Tổng thống Donald Trump?

Theo Politico, giới chức Ukraine đang thuyết phục Tổng thống Donald Trump tăng cường viện trợ bằng cách cho phép Mỹ khai thác khoáng sản tại quốc gia này.
Tổng thống Donald Trump ký thay đổi loạt chính sách về năng lượng, thương mại Tổng thống Trump: Ông Zelensky sẵn sàng thỏa thuận với Nga Tổng thống Zelensky: Hoa Kỳ hưởng lợi lớn từ viện trợ cho Ukraine

Sau nhiều lần nỗ lực thuyết phục Tổng thống Donald Trump tăng cường viện trợ, Ukraine đã chọn một chiến lược mới để giành được sự ủng hộ của nhà lãnh đạo Mỹ: Tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào của mình.

Ukraine đang làm gì để 'lấy lòng' Tổng thống Donald Trump?
Theo Politico, tài nguyên khoáng sản dồi dào của Ukraine đang là yếu tố thuyết phục Tổng thống Donald Trump tăng cường viện trợ cho quốc gia này. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Để giành được sự ủng hộ của Tổng thống Trump, Kiev trong nhiều tháng qua đã nhấn mạnh rằng các mỏ khoáng sản phong phú của nước này, từ titan đến than chì, có thể giúp Mỹ có ưu thế vượt trội so với các đối thủ trong cuộc đua giành tài nguyên toàn cầu.

Vào hôm 4/2, Tổng thống Trump cuối cùng đã lắng nghe lời kêu gọi từ Ukraine, và tiết lộ kế hoạch thỏa thuận khai thác khoáng sản với quốc gia Đông Âu này. Theo đó, Ukraine sẽ “đảm bảo cung cấp vật liệu đất hiếm và các nguồn tài nguyên khác để đổi lấy viện trợ của Mỹ”.

Thông điệp trên cũng đánh dấu sự thành công của Ukraine trong việc điều chỉnh thông điệp để phù hợp với bản năng thương mại của Tổng thống Trump. Thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề an ninh và chính trị, Kiev nhấn mạnh rằng các kim loại quan trọng, vốn thiết yếu cho công nghệ công nghiệp và quân sự, có thể rơi vào tay các quốc gia đối thủ của Mỹ.

Bình luận về quyết định trên, ông Oleksandr Merezhko, người đứng đầu Ủy ban quan hệ đối ngoại tại quốc hội Ukraine, chia sẻ: “Nhìn chung, đây là một tín hiệu tích cực. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump đã bắt đầu hiểu rằng nguy cơ các nguồn tài nguyên chiến lược của Ukraine, nếu không được Mỹ hỗ trợ, có thể rơi vào tay các quốc gia đối thủ".

Quyết định trên chỉ diễn ra một tháng sau khi Tổng thống Trump đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông kêu gọi Nga nên chấm dứt cuộc chiến, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt cứng rắn. Cả hai động thái trên đã làm phía Kiev ngày càng lạc quan, sau một thời gian dài lo sợ rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ quay lưng lại với Ukraine.

Tận dụng thời cơ đó, phía Kiev đã liên tục củng cố mối quan hệ với các quan chức của chính quyền Tổng thống Trump. Chỉ vài giờ sau khi ông Chris Wright, một chuyên gia về nhiên liệu hóa thạch, được xác nhận làm Bộ trưởng Năng lượng, người đồng cấp Ukraine Herman Halushchenko đã gửi thư cảm ơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ukraine. Ông Halushchenko cũng đã đề cập rằng 50% cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine đã bị phá hủy và việc duy trì nó sẽ là yếu tố then chốt để Mỹ duy trì đòn bẩy đàm phán đối với Moscow.

Trong lá thư, ông Halushschenko cũng đã khẳng định Ukraine sẵn sàng hợp tác với chính quyền Tổng thống Donald Trump để thành lập một công ty cổ phần thương mại chiến lược trong lĩnh vực năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết, quốc gia này sở hữu một số mỏ dầu, khí đốt, urani và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác lớn nhất thế giới, điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cả hai bên.

Cách khoáng sản Ukraine lọt vào 'mắt xanh' của Tổng thống Donald Trump

Ukraine có trữ lượng 22 trong số 50 khoáng sản mà Mỹ xác định là quan trọng.Theo Bộ Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Ukraine, quốc gia này đặc biết có nguồn dự trữ lớn về than chì, lithium, titan, berili và urani. Các nguồn tài nguyên này rất cần thiết để sản xuất pin, hệ thống radar và xe bọc thép, vốn là thiết yếu cho các ngành công nghiệp quốc phòng. Việc Mỹ tiếp cận được các tài nguyên này cũng góp phần giảm sự phụ thuộc vào khoáng sản từ Trung Quốc.

Đảng Cộng hòa tại Mỹ đã nhận ra giá trị chiến lược từ các nguồn tài nguyên của Ukraine kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bắt đầu. Phát biểu vào năm ngoái, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, đồng thời là đồng minh của Tổng thống Trump khẳng định: "Tôi không muốn đưa số tiền và tài sản đó cho các quốc gia đối thủ. Nếu chúng ta giúp đỡ Ukraine ngay bây giờ, họ có thể trở thành đối tác kinh doanh tốt nhất mà chúng ta từng mơ ước".

Theo một chuyên gia giấu tên chia sẻ với tờ Politico, dữ lượng titan của Ukraine là hàng đầu tại châu Âu. "Rõ ràng là phía Ukraine đang tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của Tổng thống Trump. Và điều này chắc chắn đã thu hút sự chú ý của ông ấy", chuyên gia này nhận định.

Ông Daniel Vajdich, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa, hiện là cố vấn cho các cơ quan nhà nước của Ukraine với tư cách là chủ tịch của công ty vận động hành lang Yorktown Solutions, cho biết ý tưởng về nguồn tài nguyên khoáng sản "rất hấp dẫn đối với Tổng thống Donald Trump và các quan chức của Tổng thống".

Trở ngại trong việc khai thác khoáng sản tại Ukraine

Ngay từ tháng 9, vài tháng trước khi Tổng thống Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bắt đầu thúc đẩy ý tưởng rằng việc giúp đỡ Kiev đánh bại Nga và giành lại lãnh thổ sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ và các quốc gia đồng minh khác.

Trong kế hoạch chiến thắng của mình, Tổng thống Zelensky đã đề xuất với các đồng minh một thỏa thuận đặc biệt để bảo vệ và đầu tư chung vào tài nguyên thiên nhiên và kim loại quan trọng của Ukraine, vốn có trị giá hàng nghìn tỷ đô la Mỹ, bao gồm uranium, titan, lithium, than chì và các loại khác.

Nhưng có một điều đáng lưu ý là: Nhiều nguồn tài nguyên của Ukraine lại tập trung ở phía đông và phía nam nước này, tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh, và đang bị quân đội Nga tranh chấp hoặc chiếm đóng. Một trong những khu vực giàu tài nguyên nhất của Ukraine, Dnipropetrovsk, hiện sắp thất thủ, trong khi các lực lượng Nga đang siết chặt quyền kiểm soát xung quanh thành phố chiến lược Pokrovsk.

Ukraine đang làm gì để 'lấy lòng' Tổng thống Donald Trump?
Việc khai thác khoáng sản tại Ukraine đang gặp trở ngại lớn, do nhiều nguồn tài nguyên đang nằm ở trung tâm chiến sự Nga - Ukraine. Ảnh: Getty Image

Theo các chuyên gia từ Ukraine, điều này khiến việc giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng quan trọng hơn bao giờ hết.

Chia sẻ với Politico, ông Michael Gonchar, chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu Chiến lược XXI nói: "Tổng thống Trump nên nhận ra rằng các vùng lãnh thổ có đất hiếm phần lớn đã bị chiếm đóng và cần được giành lại. Nhưng để làm được điều này, cần có vũ khí của Mỹ và các lệnh trừng phạt thực sự cứng rắn đối với Nga".

Theo Politico, thỏa thuận cho phép Mỹ khai thác khoáng sản tại Ukraine sẽ mang “giá đắt”, nhưng nhiều người Ukraine lại cho rằng nó hoàn toàn hợp lý.

Ông Peter Dickinson, biên tập viên của blog UkraineAlert và là nhà xuất bản của tạp chí Business Ukraine và Lviv Today nhận định: “Cho phép Mỹ khai thác khoáng sản đồng nghĩa là tài sản của Ukraine sẽ ít hơn rất nhiều trong tương lai. Nhưng tôi tin rằng không ai thực sự quan tâm đến điều đó. Hầu hết người Ukraine coi đó là điều khó chịu nhưng cuối cùng là điều hiển nhiên".

Dù vậy, không phải ai cũng tin rằng Tổng thống Trump sẽ hỗ trợ đủ quân sự để Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ông Daniel Vajdich, chuyên gia chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa tại Ukraine, cho biết: “Tôi không nghĩ các quan chức Ukraine tin rằng Tổng thống Trump sẽ hỗ trợ họ cho đến khi giành lại tất cả các vùng lãnh thổ có tài nguyên quan trọng”.

Trong thời gian gần đây, Tổng thống Donald Trump đã không ít lần bày tỏ ý định muốn mua lại hòn đảo Greenland từ Đan Mạch, một phần vì trữ lượng đất hiếm khổng lồ tại nơi đây. Phía Ukraine đang mong muốn Mỹ khai thác loại khoáng sản này để đổi lấy viện trợ quân sự.
Phú Quý (theo Politico)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng có thể thuê ngoài hoạt động giao dịch trái phiếu

Ngân hàng có thể thuê ngoài hoạt động giao dịch trái phiếu

Các ngân hàng đang nghĩ đến việc thuê nhà tạo lập thị trường điện tử thực hiện những mảng có lợi nhuận thấp nhất như giao dịch trái phiếu chính phủ.
Na Uy tinh gọn chính quyền, Việt Nam học được gì?

Na Uy tinh gọn chính quyền, Việt Nam học được gì?

Na Uy đã triển khai một loạt cải cách hành chính nhằm tái cấu trúc hệ thống chính quyền địa phương và vùng. Vậy Việt Nam có thể học hỏi được gì?
Ấn Độ nâng hạn mức đầu tư cho cá nhân nước ngoài

Ấn Độ nâng hạn mức đầu tư cho cá nhân nước ngoài

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) dự kiến tăng gấp đôi hạn mức đầu tư của cá nhân nước ngoài vào các công ty niêm yết từ 5% lên 10%.
Hoa Kỳ sở hữu loại bom

Hoa Kỳ sở hữu loại bom 'cơn ác mộng hạt nhân'

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/3: Hoa Kỳ đang sở hữu 'cơn ác mộng hạt nhân'. Đó là bom có điều khiển B61-12 với tích hợp đầu đạn hạt nhân nhiều chủng loại.
Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang thép, xi măng, nhôm

Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang thép, xi măng, nhôm

Trung Quốc mở rộng thị trường giao dịch carbon sang ngành thép, xi măng, nhôm, buộc thêm 1.500 doanh nghiệp phải mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/3: Nga tiến quân mạnh mẽ tại Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/3: Nga tiến quân mạnh mẽ tại Sumy

Trinh sát Ukraine rút lui; Nga hạ xe chở lính Ukraine;...là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 27/3.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/3: Lính Ukraine tháo chạy ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/3: Lính Ukraine tháo chạy ở Belgorod

Lính Ukraine tháo chạy khỏi Belgorod; 92 UAV Ukraine bị bắn hạ;... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 26/3.
Giáo dục thể chất: Nền tảng cho thế hệ tương lai

Giáo dục thể chất: Nền tảng cho thế hệ tương lai

Việt Nam sẽ tiếp tục ban hành các chính sách, ưu tiên giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng cạnh tranh quốc tế của thanh niên Việt Nam.
Ấn Độ siết chương trình ký gửi vàng do giá tăng cao

Ấn Độ siết chương trình ký gửi vàng do giá tăng cao

Ấn Độ đã ngừng một phần chương trình khuyến khích các hộ gia đình và tổ chức ký gửi vàng nhàn rỗi để nhận lãi suất.
Hoa Kỳ chê máy bay F-22 Raptor

Hoa Kỳ chê máy bay F-22 Raptor

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/3: Hoa Kỳ chê máy bay F-22 Raptor, khi các chuyên gia nước này cho rằng, máy bay Raptor quá đắt đỏ và bảo dưỡng phức tạp.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/3: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/3: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Lính Ukraine bị đánh chìm trên sông Dnieper; Nga dội bão lửa vào Donetsk;..là những thông tin "nóng" về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật tối 25/3.
Tỷ phú Mỹ tuyên bố tạo ra đạo quân robot chiến đấu

Tỷ phú Mỹ tuyên bố tạo ra đạo quân robot chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/3: Tỷ phú Mỹ tuyên bố tạo ra đạo quân robot chiến đấu. Ông Elon Musk tuyên bố sẽ tạo ra 5.000 robot quân sự trong năm 2025
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/3: Hàng trăm lính Ukraine thương vong trên khắp chiến tuyến

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/3: Hàng trăm lính Ukraine thương vong trên khắp chiến tuyến

460 lính Ukraine tử nạn; Nga tấn công 142 căn cứ Ukraine... là những tin tức mới nhất sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/3.
Sách Trắng EuroCham sẽ được công bố vào tháng 4/2025

Sách Trắng EuroCham sẽ được công bố vào tháng 4/2025

Lễ ra mắt Sách Trắng sẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố vào 11/4 tại Hà Nội, hứa hẹn tạo động lực mới cho quan hệ hai bên.
Thủ tướng Singapore thăm Việt Nam: Giới xuất khẩu mong đợi tin vui

Thủ tướng Singapore thăm Việt Nam: Giới xuất khẩu mong đợi tin vui

Thủ tướng Singapaore thăm Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới để hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, chuyển đổi số, năng lượng xanh và phát triển bền vững
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/3: Nga dội bão lửa vào Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/3: Nga dội bão lửa vào Kiev

Nga siết vòng vây tại Zaporizhia; Ukraine tung nghi binh ở Bryansk...là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga - Ukraine được cập nhật vào tối 24/3.
F-16 đã đụng độ máy bay Su-57 trong không phận Ukraine?

F-16 đã đụng độ máy bay Su-57 trong không phận Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/3: F-16 đã đụng độ máy bay Su-57 trong không phận Ukraine? Hoa Kỳ bắt đầu phát triển hệ thống vũ khí mới.
BOJ sẽ tăng lãi suất nếu đạt mục tiêu lạm phát

BOJ sẽ tăng lãi suất nếu đạt mục tiêu lạm phát

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 24/3 cho biết, BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu mục tiêu lạm phát cơ bản của mình có thể đạt được.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng, USD dao động

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng, USD dao động

Ngày 24/3, các hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ tăng, nhưng đồng USD dao động sau một tuần đầy dữ liệu.
Ấn Độ bỏ thuế hành tây: Thế giới sẽ đổi vị?

Ấn Độ bỏ thuế hành tây: Thế giới sẽ đổi vị?

Từ 1/4/2025, Ấn Độ bãi bỏ mức thuế xuất khẩu 20% đối với hành tây - một quyết định được xem là cú huých lớn cho thị trường nông sản toàn cầu.
Nhật Bản: Sản xuất tiếp tục suy giảm, dịch vụ chững lại

Nhật Bản: Sản xuất tiếp tục suy giảm, dịch vụ chững lại

Hoạt động sản xuất của Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng một năm vào tháng 3/2025, trong khi lĩnh vực dịch vụ cũng mất đà tăng trưởng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/3: Nga trút 1.000 UAV càn quét Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/3: Nga trút 1.000 UAV càn quét Pokrovsk

1.000 UAV Nga dội xuống Pokrovsk; Nga xuyên thủng phòng tuyến Ukraine;...là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào sáng 24/3.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/3: Ukraine sa lầy ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/3: Ukraine sa lầy ở Belgorod

Xe tăng Ukraine trúng hoả lực; Kiev dốc toàn lực vào Belgorod... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 23/3.
Singapore đưa chính phủ ‘lên mây‘, Việt Nam học được gì?

Singapore đưa chính phủ ‘lên mây‘, Việt Nam học được gì?

Việt Nam và thế giới thể rút ra nhiều bài học quý từ mô hình chuyển đổi số của Singapore để áp dụng xây dựng Chính phủ số
Hoa Kỳ công bố sẽ sớm có máy bay chiến đấu thế hệ 6

Hoa Kỳ công bố sẽ sớm có máy bay chiến đấu thế hệ 6

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/3: Hoa Kỳ sẽ sớm có máy bay chiến đấu thế hệ 6, khi thông tin về quá trình phát triển máy bay tương lai do Boeing phụ trách.
Mobile VerionPhiên bản di động