Thứ tư 14/05/2025 08:09

UBND tỉnh Sơn La: Bác bỏ thông tin về việc xây Tượng đài Bác Hồ 1.400 tỷ đồng

“Kinh phí xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc chỉ khoảng 200 tỷ đồng - chứ không phải 1.400 tỷ đồng như một số báo, đài đã đưa tin” - là khẳng định của ông Cầm Ngọc Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La  tại Công văn số 252/BC-UBDT gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 4/8/2015.

Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Nội dung công văn nêu rõ: Chủ trương xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho ý kiến tại văn bản số 8462-CV/VPTW ngày 15/8/2014; Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 tại văn bản số 2124/TTg-KGVX ngày 30/10/2014; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đồng tình ủng hộ.

Trên cơ sở đó, tỉnh Sơn La đã thiết lập Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc có nội dung và quy mô đầu tư, bao gồm: Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 20 ha (gồm cả diện tích đất để xây dựng trụ sở làm việc HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La phải di chuyển ra khỏi khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La theo quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Quảng trường đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chính trị- văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La trong các ngày lễ lớn; đồng thời là nội dung sinh hoạt cộng đồng thường xuyên của nhân dân TP. Sơn La (hiện tại, tỉnh Sơn La vẫn chưa có quảng trường). Nhóm Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài: Tượng đài Bác Hồ có quy mô nhóm A2 được xác định tùy theo tác phẩm, thỏa mãn phù hợp với không gian quảng trường.

Đề án còn bao gồm: Đền thờ Bác Hồ; bảo tàng tổng hợp; khu nhà điều hành đón tiếp. Khu đô thị; hệ thống giao thông, khuôn viên cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, các công trình công cộng khác...

Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Đây mới chỉ là đề án với dự toán tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng (tính cả kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư…). Trong đó xây dựng Tượng đài Bác Hồ khoảng 200 tỷ đồng, chứ hoàn toàn không có việc xây Tượng đài Bác Hồ 1.400 tỉ đồng như một số báo đài đã đưa tin.

Cũng theo ông Cầm Ngọc Minh, việc xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại TP. Sơn La hướng tới nhiều mục tiêu: tạo ra thiết chế văn hoá đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử và di sản văn hoá vô giá thể hiện tình cảm sâu nặng, lòng thành kính, biết ơn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đối với Bác Hồ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của TP. Sơn La, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 phù hợp với chương trình phát triển đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để dự án có thể khởi công đúng dự kiến, hiện tỉnh Sơn La đang tập trung chỉ đạo nghiêm túc việc nghiên cứu lập và phê duyệt dự án, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó, nguồn vốn để thực hiện dự án được huy động từ ngân sách nhà nước, vốn chỉnh trang đô thị, khai thác từ quỹ đất và huy động vốn xã hội hóa...

Trước đó, báo chí đã phản ánh việc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La thông qua Đề án xây dựng quần thể tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác; nhận định quy mô Đề án quá lớn, chưa phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư Đề án này và làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao