UAV cảm tử - Vũ khí nguy hiểm trên chiến trường Ukraine

Hình ảnh loại thiết bị bay không người lái (UAV) tự sát của Nga tham chiến hiệu quả tại Ukraine nhận được sự quan tâm rất lớn giới chuyên gia quân sự quốc tế.
Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine pháo kích thành phố vùng biên của Nga

Hiệu quả của các loại đạn tuần kích đã được thể hiện rõ ràng kể từ đầu cuộc chiến tới nay từ cả phía Nga và Ukraine. Chúng là loại vũ khí đặc biệt có khả năng tấn công bất ngờ đối thủ và rất khó có thể ngăn chặn với các loại vũ khí phòng không truyền thống hiện tại.

UAV cảm tử - Vũ khí nguy hiểm trên chiến trường Ukraine
Đạn tuần kích Switchblade được Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine

UAV tự sát là gì?

Thực tế, khái niệm vũ khí tấn công tuần kích (loitering munition) hay đạn tuần kích, UAV tự sát không phải là mới nó có quá trình phát triển lâu dài từ các hình mẫu đơn giản của UAV mang thiết bị nổ đơn giản ném về phía đối phương. Với sự phát triển của công nghệ và chiến thuật sử dụng, loại vũ khí tấn công tự sát này liên tục được hoàn thiện và có độ tinh vi qua từng cuộc chiến. Điều này có thể thấy rõ ràng nhất qua việc sử dụng đạn tuần kích của quân đội Israel chống lại các nhóm Hồi giáo vũ trang hay việc Yemen sử dụng UAV tự sát đột kích các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia và gần đây nhất chính là cuộc chiến tại Ukraine.

Về bản chất, UAV tự sát chính là các UAV mang đầu đạn phóng từ mặt đất, cũng như từ các phương tiện mang trên không và trên biển, được trang bị (ngoài các khí tài trinh sát và quan sát) phần chiến đấu được tích hợp với bản thân máy bay.

Sự phổ biến của UAV tự sát trong các cuộc xung đột gần đây được giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá là do sự biến đối về phương thức tác chiến hiện đại và việc sử dụng rộng rãi các loại công nghệ hiện đại giúp rút ngắn chu trình “phát hiện – tiêu diệt” mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch

Đạn tuần kích có cơ chế hoạt động chính là đáp ứng giải quyết nhiệm vụ này khi kết hợp được các chức năng trinh sát, quan sát và tiêu diệt. Ngoài ra, nhờ yếu tố này mà những giải pháp như vậy trở thành vũ khí chính xác hơn và có tính lựa chọn cao hơn so với các hệ thống pháo binh chẳng hạn, dẫn tới làm giảm các tổn thất không mong muốn.

Cùng với đó, các UAV cảm tử có khả năng tấn công chính xác vượt trội so với bom không điều khiển, trong khi lại giải quyết được nhiệm vụ mà không gây rủi ro cho các tổ lái máy bay có người lái mang bom truyền thống.

Thực tế chiến trường đã chứng minh đạn tuần kích ở mức độ nhất định là phương án thay thế cho các UAV trang bị vũ khí, song lại là các hệ thống đơn giản và rẻ hơn nhiều.

Trong cuộc xung đột tại Ukraine, không khó để tìm thấy các hình ảnh ghi lại kết quả tấn công sử dụng đạn tuần kích. Nếu phía Ukraine sử dụng rộng rãi các loại có nguồn gốc các quốc gia phương Tây như: Switchblade, Phoenix Ghost…, thì Nga cũng có nhiều loại như KUB, Lancet và hiệu quả nổi bật là loại Geran-2 sử dụng gần đây.

Theo đánh giá của ông Denis Vyacheslav Fedutinov, Chuyên gia quân sự Nga về các hệ thống UAV, đạn tuần kích hiện là một trong những hướng triển vọng trong phát triển các hệ thống UAV. Chúng rất phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi hành động nhanh trong tình huống chiến đấu thay đổi nhanh chóng.

Trong khi chờ đợi tiến bộ tiếp theo trong lĩnh vực phát triển vũ khí tuần kích, các công ty ở nhiều nước công nghệ phát triển đang thực hiện các dự án nghiên cứu chế tạo các hệ thống này. Một phần trong số đó đang được tiến hành bằng kinh phí hỗ trợ của các bộ quốc phòng các nước quan tâm, một phần thì do tự bỏ tiến ra đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, có thể nói rằng, sự phát triển công nghệ đã cho phép đưa khả năng của chúng lên đến mức cho phép dự đoán rằng, hướng này sẽ có triển vọng tốt và thể hiện sự phát triển tiếp theo.

UAV cảm tử - Vũ khí nguy hiểm trên chiến trường Ukraine
Pháo tự hành của Ukraine bị đạn tuần kích Geran-2 tập kích

Tại sao khó ngăn chặn được UAV liều chết?

Từ thực tiễn chiến trường Ukraine đã chứng minh việc đối phó với các loại đạn tuần kích không hề dễ dàng.

Đầu tiên, đây là chủng loại khí tài công nghệ cao mới xuất hiện nên việc nghiên cứu và tìm ra phương án đối phó hiệu quả các phương thức tác chiến cứng và mềm chưa thực sự hiệu quả. Nếu có hiệu quả với công nghệ truyền thống thì lại rất tốn kém. Việc sử dụng các tổ hợp khí tài chế áp điện từ trị giá hàng triệu USD để chống lại các đạn tuần kích có giá vài chục nghìn hay vài trăm nghìn USD thực sự là cuộc chiến bất đối xứng.

Cùng với đó, với giá thành rẻ, bên tấn công hoàn toàn có thể thực hiện chiến thuật tạo các đợt tấn công bão hòa với sự tham chiến của hàng chục, thậm chí hàng trăm đạn tuần kích khiến hệ thống phòng không của bên phòng thủ bị quá tải và từ đó giành lợi thế chiến thuật.

Một yếu tốt tiếp theo tạo ra lợi thế của đạn tuần kích là việc nó thường là có độ cao hoạt động rất thấp và thời gian hoạt động dài trên không để chủ động các phương án tấn công khiến việc phát hiện và ngăn chặn không hề dễ dàng. Các loại đạn tuần kích được sử dụng phổ biến tại Ukraine hiện nay chủ yếu là loại tầm ngắn có thời gian hoạt động khoảng vài tiếng, nên khi được triển khai gần chiến tuyến, nó có thể được điều khiển bay thấp để tiềm kiếm mục tiêu và tấn công bất ngờ.

Các đoạn clip UAV liều chết Lancet của Nga sử dụng tại mặt trận Kherson gần đây đã chứng minh điều đó. Hầu hết các đơn vị tác chiến Ukraine đều bất ngờ trước các đòn tấn công của loại đạn tuần kích này, trong đó có mục tiêu giá trị cao như phương tiện chiến đấu, bệ phóng tên lửa phòng không Buk-M1…

Điều khiến việc ngăn chặn UAV liều chết khó khăn còn nằm ở việc nó có kích thước nhỏ và phần lớn được chế tạo từ vật liệu phi kim khiến các khí tài trinh sát và cảnh giới bằng radar, quang ảnh rất khó phát hiện hoặc phát hiện ra khi đã quá muộn.

Các loại UAV tự sát được sử dụng tại Ukraine chỉ nặng dưới 100kg, thậm chí là vài chục kg, chúng quá nhỏ để hệ thống cảnh giới phòng không nhận biết, thậm chí có trường hợp người lính chỉ nhận ra sự có mặt của chúng quá tiếng động cơ đặc trưng. Hầu hết các loại vũ khí phòng không truyền thống không được thiết kế cho nhiệm vụ ngăn chặn các loại thiết bị bay nhỏ, bay thấp và đơn giản này. Đây có thể coi là hình thái tác chiến bất đối xứng đặt trưng của đạn tuần kích trong xung đột hiện đại.

Có thể nói, chiến trường Ukraine đang là nơi thử nghiệm nhiều phương thức và vũ khí hiện đại của cả Nga và phương Tây, trong đó việc sử dụng đạn tuần kích là một điểm nhấn đáng chú ý. Trong tương lai, loại vũ khí này còn nguy hiểm hơn nữa khi chúng được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo và khả năng tấn công bầy đàn.

Kim Ngân (tổng hợp theo vpk, Lenta, topwar)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/5: Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 khi các hình ảnh mới nhất do hãng Hanwha Aerospace công bố.
Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/4: Đức không được cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine do sự hạn chế từ các công ty Hoa Kỳ cung cấp linh kiện quan trọng.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 17/4: Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình tác chiến người - máy với việc tích hợp người điều khiển robot chiến đấu trong đội hình mới.
Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Tin công nghiệp quốc phòng (ngày 16/4): Hoa Kỳ hiện đại hóa gấp xe tăng Abrams với thời gian dự kiến từ 24-30 tháng kể từ khi tiến hành công việc.
Vệ tinh Starlink

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/4: Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine, đó là nhận xét của chỉ huy quân sự Ukraine từ thực tế.
Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.
Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/4: Pháp đang muốn tự phát triển pháo phản lực nội địa với tầm bắn lên tới 150 km dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/4: Hải quân Hoa Kỳ đã nhận được tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới với tên gọi Iowa.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/4: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle. Lockheed Martin đang hoàn thiện tên lửa siêu âm LRHW
Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/4: Hoa Kỳ đưa vào trang bị tàu ngầm không người lái đầu tiên. Phương tiện này do Công ty quốc phòng Anduril phát triển.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.
Mobile VerionPhiên bản di động