Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp nhất 10 năm

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến giữa tháng 4/2020, Việt Nam có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I và 4 tháng đầu năm 2020 ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua.

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu không chỉ tạo ra sự khủng hoảng về y tế mà còn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với kinh tế và thị trường lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Từ cuối tháng 01/2020, sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hàng loạt các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên cả nước đã phải cắt giảm nhân lực, cho lao động nghỉ việc luân phiên hoặc chỉ sản xuất cầm chừng do nhiều nguyên nhân…

Doanh nghiệp vừa và lớn bị ảnh hưởng tiêu cực

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I và 4 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, kết quả điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm gửi về, tính đến giữa tháng 4, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, các lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến bị ảnh hưởng nhiều nhất với 1,2 triệu người; ngành bán buôn, bán lẻ hơn 1,1 triệu người và lao động dịch vụ, lưu trú hơn 740 nghìn người. Cùng với đó, có khoảng 54% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, 46% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc doanh nghiệp, hợp tác xã.

ty le tham gia luc luong lao dong thap nhat 10 nam
Có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Mặt khác, nhóm lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ yếu là lao động tạm nghỉ việc chiếm gần 60%; hơn 28% lao động bị giãn việc do nghỉ luân phiên và 13% lao động bị mất việc. Nhóm đối tường này đang chịu áp lực lớn từ chi phí cuộc sống và việc làm cho bản thân và gia đình.

Có khoảng 84,8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp quy mô lớn, vừa chịu tổn thất nhiều hơn so với doanh nghiệp siêu nhỏ. Có hơn 90% doanh nghiệp lớn và vừa cho biết họ gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm.

Tính đến thời điểm 31/3, khi cả nước chưa thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/TCT-TTg của Thủ tướng, dịch Covid-19 làm cho gần 1 triệu lao động bị ảnh hưởng việc làm. Theo đó, có hơn 523 nghìn lao động tạm thời không tham gia thị trường lao động, hơn 403 nghìn lao động thiếu việc làm và hơn 47 nghìn lao động tạm thời nghỉ việc vì lý do giãn việc, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh do lượng khách hàng giảm. Hơn nữa, lực lượng lao động của Việt Nam đang có xu hướng giảm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng và chứng chỉ vẫn ở mức thấp.

Lao động trẻ có xu hướng giảm

Thống kê trong quý I/2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,3 triệu người, giảm hơn 670 nghìn người so với quý trước và giảm hơn 140 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên, lực lượng lao động Việt Nam có xu hướng suy giảm.

Đáng nói, hiện vẫn còn gần 36% lao động làm công hưởng lương nhưng không được ký hợp đồng lao động, số lao động là 9,4 triệu người. Cụ thể, có gần 82% số người làm việc theo hình thức “thỏa thuận miệng”, còn hơn 18% số người làm việc không có bất kỳ hợp đồng hay thỏa thuận nào với chủ sử dụng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và tỷ lệ thanh niên không đi học, không đi làm có xu hướng tăng. Trong đó, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm nay đạt gần 1,1 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn, tương ứng với tỷ lệ 3,18% so với 1,7%.

Khảo sát về thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong quý I năm 2020 đạt 6,2 triệu đồng, tăng hơn 350.000 đồng so với các quý trước và tăng 470.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động thành thị có thu nhập cao hơn nông thôn với 8,2 triệu đồng, cao hơn 3 triệu đồng so với thu nhập ở nông thôn.

Có thể thấy được những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã có tác động tiêu cực của đến tình hình lao động, việc làm tại hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh và những khó khăn rất có thể sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Có lẽ, điều mà những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần nhất lúc này là những gói hỗ trợ của Chính phủ sớm được triển khai đồng bộ. Có như vậy, khi doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn hiện nay, thì việc làm cũng được duy trì, tỷ lệ mất việc làm sẽ không tăng lên quá cao. Khi trường lao động dần “hồi sức” thì cũng chính là cơ hội để nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.
Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Ngày hội tuyển dụng, việc làm IUH 2025, mang đến 10.000 vị trí hấp dẫn cho sinh viên khối kỹ thuật, kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vừa ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, trong đó có số lượng lãnh đạo cấp xã.
Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Thông tư số 19/2025/TT-BQP hướng dẫn cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với quân nhân.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất có thể cân nhắc xem xét nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ nhằm thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?
Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đề xuất chú trọng tăng lương cho viên chức và bỏ cơ chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Công chức có thể bị thôi việc nếu xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và sau 6 tháng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Nội dung vận hành chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh trong cuộc họp chuyên đề về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ.
Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về tính tiền lương, yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, cần được xem xét khi xác định tiền lương.
Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Năm 2025, nhằm gắn thu nhập với vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả và bảo đảm công bằng, kế hoạch cải cách tiền lương sẽ được triển khai ra sao?
Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Dự thảo Thông tư về chính sách, chế độ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội đề xuất chính sách phục viên đối với quân nhân sau khi tinh gọn.
Mobile VerionPhiên bản di động