Thứ hai 28/04/2025 23:27

Tuyển sinh đại học 2024: Nở rộ nhiều ngành học mới, phương thức xét tuyển mới

Ngoài việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường đã mở rộng ngành học mới, đa dạng phương thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024.

Mới đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã thông tin về phương án tuyển sinh năm 2024 với một số sự thay đổi so với mùa tuyển sinh trước.

Đáng chú ý nhiều trường đưa ra tiêu chí, không xét học bạ, tăng chỉ tiêu xét tuyển cho các kỳ thi riêng, mở thêm ngành học mới.

Điều này nhận được sự quan tâm rất lớn từ phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Cụ thể, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng 2% chỉ tiêu, 18% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, 80% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của nhà trường. Như vậy, nhà trường không còn tuyển sinh bằng học bạ.

Bên cạnh đó, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội cũng không xét tuyển bằng điểm học bạ.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 7.650 sinh viên, 65% chỉ tiêu thông qua phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Nhiều trường đại học đang bắt nhịp xu hướng mới

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 7.650 sinh viên, 65% chỉ tiêu thông qua phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo đó, tổng số chỉ tiêu năm 2024 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tăng 150 so với năm 2023 do trường mở thêm hai ngành/chương trình đào tạo mới là An toàn thông tin và Ngôn ngữ Trung Quốc (mô hình liên kết 2+2), nâng tổng số ngành và chương trình đào tạo lên thành 52.

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, nhà trường tuyển sinh 63 ngành đào tạo thuộc các nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Marketing - Truyền thông, Kiến trúc - Mỹ thuật, Âm nhạc - Nghệ thuật, Sức khỏe - Thể thao, Khoa học xã hội - Nhân văn, Luật - Ngoại ngữ.

Trong đó, có 7 ngành mới bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024 gồm: Kinh tế số, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật nhiệt, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thẩm mỹ, Công nghệ tài chính.

Theo các chuyên gia giáo dục, việc các cơ sở giáo dục đại học mở thêm ngành học mới là cần thiết và tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự thay đổi nhanh chóng của các ngành nghề trong bối cảnh hiện nay.

Việc mở các ngành học mới luôn được các trường “cân nhắc kỹ lưỡng” trên cơ sở điều tra, khảo sát từ nhu cầu xã hội, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng về mở ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Phương án tuyển sinh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt