Tuyên Quang mong muốn đưa Lễ hội Thành Tuyên trở thành thương hiệu quốc gia Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số |
Đó là thông tin từ ông Đàm Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Tuyên Quang chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.
Hoạt động khuyến công chính là động lực, là đòn bẩy cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn địa phương đẩy mạnh hiện đại hóa thiết bị, mở rộng sản xuất. Thời gian qua, với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có điều kiện phát triển, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Tuyên Quang đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Tuyên Quang đang tích cực phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức cho các đơn vị đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024. |
Ông Đàm Xuân Hùng cho biết: Trong năm 2022-2023, Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ được 13 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 4,77 tỷ đồng từ nguồn khuyến công quốc gia để thực hiện các nội dung như hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng thiết bị trong sản xuất, hỗ trợ cho 01 cơ sở công nghiệp là Chủ đầu tư kinh phí lập quy hoạch chi tiết 01 Cụm Công nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Dương.
Đối với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, tỉnh Tuyên Quang luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ của Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương. Kinh phí khuyến công đã hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm mới, đã khuyến khích động viên kịp thời cho các cơ sở duy trì, phát triển sản xuất. Đặc biệt là năm 2022 các cơ sở bị ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 và thích nghi với giai đoạn bình thường mới còn nhiều khó khăn về nguồn vốn.
Nội dung hỗ trợ của các đề án phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của đối tượng thụ hưởng, kết quả phù hợp với các mục tiêu đã đề ra, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, có tác động tốt đối với việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Ông Đàm Xuân Hùng chia sẻ thêm, thời gian qua, các cơ sở công nghiệp tăng đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của tỉnh, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.
Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Sở Công Thương thực hiện nhiều hoạt động khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn. Các hoạt động khuyến công đã đi vào nề nếp, làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và đối tượng thụ hưởng trong việc triển khai các đề án khuyến công. Đến nay, chương trình khuyến công đã được triển khai tương đối đều khắp các huyện, thành phố, số lượng đề án tăng, hoạt động khuyến công phong phú hơn.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp luôn động viên khuyến khích, hỗ trợ Hộ Kinh doanh một phần kinh phí mua sắm máy móc thiết bị phát triển sản xuất, góp phần khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn |
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án khuyến công vẫn tồn tại một số khó khăn đó là năng lực của các cơ sở sản xuất còn hạn chế. Số cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc đối tượng hỗ trợ của chính sách khuyến công tại Tuyên Quang còn ít. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của địa phương là khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản và nông sản, xây dựng. Mặt khác, quy mô sản xuất của các cơ sở còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, thường sử dụng ngay nhà ở làm xưởng sản xuất, không có nhiều mô hình điển hình, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường, công tác tìm kiếm, phát triển thị trường còn yếu đã ảnh hưởng đến việc phát triển nghề.
Hoạt động của lĩnh vực thủ công nghiệp và phát triển các làng nghề còn hạn chế. Toàn tỉnh mới có 08 làng nghề chè được công nhận, các cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất nên chưa đáp ứng yêu cầu để được hưởng chính sách khuyến công.
Nhiều nội dung hoạt động khuyến công chưa được các cơ sở công nghiệp nông thôn hưởng ứng như: tham gia Hội chợ triển lãm, xây dựng thương hiệu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm...vì hầu hết các cơ sở nhỏ lẻ, chưa thực sự có nhu cầu nên nhiều nội dung hoạt động khuyến công chưa thực hiện được.
Năm 2024, đối với hoạt động khuyến công quốc gia, Trung tâm sẽ tập trung triển khai thực hiện các đề án khuyến công quốc gia khi được Bộ Công Thương giao kế hoạch kinh phí. Tích cực phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 và các đơn vị liên quan để thực hiện các đề án khuyến công quốc gia trên địa bàn. Tiếp tục rà soát, đăng ký bổ sung các đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia theo yêu cầu của Bộ Công Thương gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trong đó ưu tiên các đề án ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất, đề án trình diễn kỹ thuật, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững....
Đối với khuyến công địa phương, Trung tâm đã và đang triển khai các nội dung hoạt động năm 2024 theo Chương trình khuyến công tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phong phú, đa dạng nhằm thu hút sự chú ý làm cho mọi cấp, mọi ngành và mọi người nắm được các chính sách của nhà nước về công tác khuyến công.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố để khảo sát, tìm hiểu nắm chắc nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn, đảm bảo hỗ trợ khuyến công đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mục đích và đạt hiệu quả. Thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.
Ông Đàm Xuân Hùng đề xuất, sau nhiều năm triển khai các hoạt động khuyến công, với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, đề nghị các ngành chức năng nhiên cứu bố trí kinh phí áp dụng nguyên tắc ưu tiên theo quy định tại Nghị định 45 của Chính phủ về khuyến công và mức ưu tiên tối đa 1,5 cho các địa bàn và ngành nghề ưu tiên theo quy định nhằm tăng mức hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm cho các địa phương đặc biệt là các tỉnh miền núi, công nghiệp chưa phát triển.
Bên cạnh đó, nhằm góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, đề nghị các cơ quan nghiên cứu bổ sung nội dung khuyến công Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu, phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.