Tuyến cáp quang biển APG lại gặp sự cố, ảnh hưởng chất lượng internet
Xe và Công nghệ Chủ nhật, 17/04/2022 - 22:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngày 17/4, theo thông tin từ nhà cung cấp cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển quốc tế nối Châu Á - Thái Bình Dương Asia Pacific Gateway (APG) đã gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km vào khoảng 21 giờ ngày 15/4.
![]() |
Cáp quang biển APG tiếp tục gặp sự cố |
Tại Việt Nam, lưu lượng truy cập internet từ các địa chỉ nước ngoài hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi lần các tuyến cáp biển quốc tế gặp sự cố thì chất lượng dịch vụ internet của hầu hết các nhà mạng tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng.
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ internet, các nhà mạng viễn thông của Việt Nam luôn tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới. Đồng thời, các nhà mạng cũng tìm các giải pháp để để tăng lưu lượng internet trong nước.
Để khắc phục tạm thời việc mất ổn định chất lượng internet, thông thường, các nhà mạng viễn thông sẽ bổ sung thêm dung lượng băng thông quốc tế, tiến hành điều chỉnh lưu lượng internet trên tuyến cáp gặp sự cố sang các tuyến đất liền và cáp biển khác như IA, APG, AAE1...
Cuối tháng 12/2021, theo báo cáo trong Ngày Internet Việt Nam 2021, cáp quang biển tại Việt Nam bình quân gặp sự cố khoảng 10 lần mỗi năm, mỗi lần sửa có thể kéo dài cả tháng. Điều này khiến nhà mạng viễn thông trong nước chỉ khai thác, sử dụng được 3/4 công suất của tuyến cáp đó.
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, APG được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom. Đây là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng internet tại Việt Nam. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

Còn 10 ngày để sở hữu ô tô VinFast “hàng hiếm” với chi phí hấp dẫn

Ngày hội STEM năm 2022: Vượt lên biến động

Các quy định mới về đăng ký xe, phạt nguội có hiệu lực từ ngày mai (21/5)

Honda Việt Nam giới thiệu Air Blade 160cc/125cc- thế hệ mới 2023
Tin cùng chuyên mục

Vinh danh 106 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022

Việt Nam cần tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho chuỗi cung ứng ICT trong chuyển đổi số

Giải “bài toán” giảm tổn thất điện năng

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Hướng tới sản xuất thông minh

Lần đầu tiên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022

Bắc Giang tổ chức kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Động lực cho tăng trưởng

Chính thức ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương: Đón đầu xu hướng công nghệ 4.0

Hội thảo “thúc đẩy khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp”

Công nghệ 5G thúc đẩy phát triển robot thông minh

Thị trường ô tô tháng 4 tăng trưởng 40%

84 giải pháp đạt giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16

BMW và THACO AUTO ra mắt mẫu xe BMW X4 mới tại Việt Nam

Triệu hồi hơn 700 xe Audi Q5 tại Việt Nam

THACO AUTO chính thức giới thiệu mẫu xe Mazda CX-8

Nghiên cứu đầu tiên của Viện Dầu khí Việt Nam được Mỹ cấp bằng sáng chế

30% “người lớn tuổi” ở Đông Nam Á lo lắng khi thanh toán trực tuyến
