“Tụt hạng” trong cải cách hành chính, Bộ NN&PTNT yêu cầu làm rõ nguyên nhân
Nông nghiệp - nông thôn Thứ hai, 28/06/2021 - 21:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cải cách hành chính - nhân tố quan trọng hỗ trợ sự phục hồi của doanh nghiệp sau dịch Covid-19 |
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ năm 2020 có tổng điểm đạt 86,04/87,56 (giá trị trung bình), trong đó, điểm thẩm định đạt 58,31/66,5 (đạt 87,7%) và điểm điều tra xã hội học đạt 27,73/33,5 (đạt 82,77%). So sánh kết quả giữa năm 2019 và năm 2020 (-2,19%) bị giảm 5 bậc (năm 2019 xếp nhóm một, đứng thứ 4/17 Bộ, ngành).
![]() |
Chiều 28/6, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi họp bàn về công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ thời gian qua và định hướng giải pháp trong thời gian tới. |
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Theo đó, nhìn chung chỉ số cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT năm 2020 đạt thấp hơn 2 năm trước (2018, 2019), “tụt hạng” từ thứ 4 xuống thứ 9/17 Bộ ngành. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính lĩnh vực “cải cách thủ tục hành chính” của Bộ đạt thấp xếp thứ 16/17 bộ, hầu hết các lĩnh vực còn lại xếp thứ hạng ở khoảng giữa của 17 Bộ, ngành.
Đồng thời, kết quả điều tra xã hội học của một số lĩnh vực đánh giá cải cách hành chính của Bộ năm 2020 cũng bị mất điểm tại các Tiêu chí, Tiêu chí thành phần đã ảnh hưởng đến kết quả chung Chỉ số cải cách của Bộ năm 2020.
Tại cuộc họp đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ NN&PTNT diễn ra chiều ngày 28/6, ông Đặng Duy Hiển- Phó chánh văn phòng Bộ NN&PTNT- nhận định, những tháng đầu năm 2021, nhiều thủ tục hành chính chưa được theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả trên môi trường điện tử do một số đơn vị chưa thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ. Số lượng thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 còn ít (50/241). Trong đó, 24 thủ tục hành chính chạy trên Một cửa quốc gia; 26 thủ tục hành chính chạy trên Cổng dịch vụ công của Bộ. Tuy nhiên, Cổng Dịch vụ công của Bộ chưa đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 22/2019/BTTTT. Hiện tại mới chỉ có 13/26 thủ tục hành chính chạy được trên hệ thống, tích hợp được 11 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là một con số quá ít so với yêu cầu.
Để giải quyết các “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính của Bộ hiện nay, ông Đặng Duy Hiển cho rằng, các đơn vị thuộc Bộ phải quan tâm đến việc công bố thủ tục hành chính ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, gửi kèm dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính khi trình ký văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 1505/QĐ-BNN-PC ngày 3/5/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Ngay sau khi phát hành văn bản quy phạm pháp luật cần gửi Văn phòng Bộ để theo dõi và ngay sau khi phát hành quyết định công bố thủ tục hành chính phải gửi Văn phòng Bộ cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Các đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện Phần mềm cơ chế Một cửa Quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Bộ đảm bảo chạy ổn định, đáp ứng yêu cầu. Các đơn vị quan tâm xử lý khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đảm bảo các phản ánh, kiến nghị đều được trả lời theo quy định.
Tại cuộc họp, các đại biểu nhận định, nếu không khắc phục những tồn tại và hạn chế thì việc khôi phục lại vị trí xếp hạng về cải cách thủ tục hành chính của Bộ sẽ khó thực hiện.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT- cho rằng, trong cải cách thủ tục hành chính nếu không hành động quyết liệt mà đứng yên thì sẽ bị tụt hậu. Vì vậy, để khôi phục lại vị trí xếp hạng của Bộ trong cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm qua triển khai thực hiện kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2020 theo từng lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần. Theo đó, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, có biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính của Bộ và các đơn vị năm nay và các năm tiếp theo.
Đồng thời yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ với Văn phòng Bộ xây dựng tiêu chí đánh giá chấm điểm cải cách thủ tục hành chính của các đơn vị. Tiến hành họp 3 tháng/lần, 6 tháng sơ kết và tổng kết sau 1 năm. Những thủ tục nào thuộc đơn vị nào đã hoàn thành và chưa hoàn thành phải chấm điểm cụ thể, phải lượng hóa. Yêu cầu lãnh đạo các Cục, Vụ phải cam kết trách nhiệm, nếu không hoàn thành phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
“2 năm liền xếp hạng cải cách hành chính thứ 4, năm 2020 tụt xuống thứ 9 phải làm rõ những nguyên nhân gì, trên cơ sở phải nhanh chóng khắc phục và giải quyết thứ hạng. Phải bắt đúng nguyên nhân để cải cách hành chính, chứ điều trị triệu chứng "không ăn thua". Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và độ mở lớn, trước diễn biến dịch Covid-19 thì ngành nông nghiệp phải vận dụng sáng tạo, đơn giản các thủ tục hành chính chứ không phải "trói người ta lại"”, ông Phùng Đức Tiến nói.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản vẫn đối diện với nhiều thách thức

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ninh

Nhà nông phấn khởi thu lợi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao của PVCFC

CADA đánh dấu 100 năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Đến năm 2025 phát triển, chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 10.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

Mang sản phẩm OCOP đến gần với khách hàng Việt

Khai thông gói tín dụng vi mô phục vụ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Ứng dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo chuyển đổi ngành tôm ở Việt Nam

Thành phố Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực, về đích trong năm 2022

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương

Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Kon Tum hướng tới hình thành 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

“Giữ lửa” cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP

Agritechnica Asia Live 2022: “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”

Sản xuất gạo ngon nhất thế giới trên cao nguyên M’nông

Đa đạng hình thức tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”

Làm gì để cao su Việt Nam thực sự là ‘vàng trắng’?

Tỉnh Long An: Hướng đến nông thôn mới bền vững

Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản trên hồ chứa

Giải bài toán giá thành vật tư nông nghiệp với sản xuất hữu cơ
