Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá: Cần chế tài mạnh hơn

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2021), Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 - 31/5/2021) đã được triển khai trên khắp cả nước nhằm khuyến cáo tác hại của thuốc lá và giúp người dân tìm giải pháp để loại trừ thuốc lá vì sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê hiện có khoảng 780 triệu người trên thế giới muốn bỏ thuốc lá, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid - 19, đặc biệt ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường.

Ông Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết: nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, năm 2021 WHO chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Tại Việt Nam, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm nay thực hiện tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh thành để triển khai hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn nhằm tạo ra môi trường không khói thuốc trong cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam được triển khai mạnh mẽ trong những năm qua và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, kết quả điều tra tại 34 tỉnh thành phố trong năm 2020, so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% giảm xuống 21,7%. Nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất thế giới với khoảng 15,6 triệu người. Trong đó, nam giới chiếm 43%, nữ giới 1,1% và có 22,5% người trưởng thành hút thuốc lá.

Hút thuốc lá mang lại hệ lụy tồi tệ cho nhiều gia đình và xã hội vì độc tố chứa trong thuốc lá gây ra hàng trăm chứng bệnh nan y cho người sử dụng. Cụ thể, theo Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam là quốc gia sử dụng đến 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá sử dụng, 24.000 tỷ đồng bỏ ra làm chi phí y tế để khám chũa bệnh liên quan đến thuốc lá. Đặc biệt, trong cộng đồng hơn 30 triệu người đã bị tiếp xúc với hút thuốc lá thụ động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá: Nhiều nơi công cộng vẫn mịt mù khói thuốc lá
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An tiêu hủy 1.572.434 bao thuốc lá nhập lậu tịch thu trong năm 2020

Ông Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, kiêm Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá) lý giải, nước ta có lượng người hút thuốc lá đứng trong nhóm đầu của thế giới, do tại Việt Nam giá bán thuốc lá còn rẻ và rất dễ mua; trong khi chế tài xử phạt vi phạm trong sản xuất, mua bán, sử dụng thuốc lá còn nhẹ. Tại các địa phương có lực lượng thanh tra, xử phạt nhưng còn mỏng, dẫn đến số người hút thuốc lá nhiều và việc cai nghiện thuốc lá khó khăn.

Bà Nguyễn Hoàng Yến - Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng - cho biết, trong hai năm 2019 và 2020, cơ quan chức năng đã xử phạt 254 người hút thuốc lá tại 10 bến xe, bến phà trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ngoài xử phạt trục tiếp người hút thuốc tại các bến xe, lực lượng chức năng nhắc nhở hơn 9.000 hành khách hút thuốc; lắp đặt hơn 1.500 biển cấm hút thuốc, 500 biển tại các nhà chờ. Tuy nhiên, người đã bị phạt vì hành vi hút thuốc nơi công cộng chỉ là nhân viên bến xe, tài xế, hành khách và người dân là chưa thực hiện được.

Thực tế cho thấy, tại các bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng dù đã gắn biển cấm hút thuốc lá và không ít những cảnh báo, nhắc nhở khác song nhiều người vẫn vô tư thực hiện thói quen hút thuốc của mình. Điều đáng báo động là tại Việt Nam, tình trạng người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên hút thuốc lá ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, nhất là các loại thuốc lá điện tử.

Một điều tra về sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO được thực hiện tại 21 tỉnh thành tại Việt Nam cho kết quả, năm 2019, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng lên 2,6%, trong khi thời điểm năm 2015 tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử chỉ mới ở ngưỡng 0,2%. Trong khi Viện Chiến lược và chính sách y tế khảo sát với một kết qủa buồn, năm 2020 tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8 - 12 là 8,35%, độ tuổi học sinh lớp 10 - 12 cao hơn với 12,6% và xu hướng ngày càng tăng.

Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội từ thuốc lá, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ngành giao dục tại các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, nhất là thuốc lá thế hệ mới tới sinh viên, học sinh các cấp. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe, mệnh lệnh hành chính trong việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, nhất là môi trường giáo dục hiện nay là chưa có tác dụng, theo đó cần có những quy định, chế tài mạnh mẽ hơn đối với những người vi phạm để răn đe sẽ hiệu quả cao hơn là những lời kêu gọi, khuyến cáo như lâu nay vẫn thực thi.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động