Câu like, trục lợi từ vụ nhân viên VIB lộ clip là không thể chấp nhận Hot girl Quỳnh Alee phát ngôn cực sốc về tin đồn lộ clip nóng Phương Mỹ Chi nói gì về tin đồn lộ clip nhạy cảm? |
Đáng nói, chỉ ít giờ sau khi thông tin được chia sẻ, hàng loạt fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội đổ dồn sự quan tâm đến những từ khóa như "nhân viên VIB" (do bị hại mặc áo có ký tự VIB được cho là của một ngân hàng thương mại lớn - PV), "đánh ghen"…
Cùng với đó, hàng chục hội nhóm liên quan mọc lên như nấm, nội dung các bài đăng trong những group này không gì khác ngoài việc… "xin link". Những từ khóa kiểu như "kết bạn Zalo gửi link", "anh em inbox lấy link" cùng hàng trăm bình luận chấm hóng, xin link để lại dưới các bài đăng, hội nhóm khiến nhiều người không khỏi nóng mắt.
Mạng xã hội chia sẻ rầm rộ liên quan cô gái bị lộ clip nhạy cảm. (Ảnh chụp màn hình) |
Đây không phải lần đầu tiên dư luận ngán ngẩm với thói quen độc hại của người dùng mạng xã hội mỗi khi xuất hiện sự việc tương tự.
Trước đó, đã có nhiều vụ lộ clip xôn xao dư luận như: Vụ lộ kho ảnh nóng 40GB của giới YouTuber, streamer; vụ một hoa khôi bị lộ clip nóng; vụ hot girl Đ.T.A.; vụ một nữ ca sĩ bị kẻ gian hack camera... "Xin link" là câu cửa miệng của rất nhiều người người dùng mạng xã hội.
Nếu như trước kia, với tranh ảnh, phim, clip mang tính đồi trụy, kích dục, người ta phải dấm dúi sử dụng riêng tư, thì nay "xem clip hot" dường như đã trở thành một trào lưu, có thể thoải mái công khai mà không cần xấu hổ.
Nhiều người còn tận dụng cơ hội cho những mục đích riêng của bản thân mình. Không ít cá nhân, vì muốn tăng tương tác cho trang mình nhằm bán hàng online hoặc mục đích khác, sẵn sàng đăng thông tin "có link full HD clip xxx", yêu cầu kết bạn để chia sẻ link.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Thuý Hải |
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về thực trạng này, chuyên gia tâm lý Hoàng Thúy Hải cho rằng, đây là một hệ quả đáng báo động của thời đại 4.0, khi mọi thứ có thể dễ dàng tiếp cận bằng một cú click. Phía sau màn hình, sau những bài viết "share link", những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt và những cú click chuột là những hậu quả tiêu cực mà nạn nhân phải gánh chịu.
"Tất cả đều bắt nguồn từ sự tò mò và hiệu ứng đám đông. 'Xin link' không chỉ là một hiện tượng mạng xấu xí, vô cảm mà còn là một vấn nạn của thời đại 4.0. Mạng xã hội ảo nhưng hậu quả để lại là thật và rất đau lòng. Đối mặt với sự phê phán của dư luận, sự bình phẩm và bàn tán của người xung quanh bản thân nạn nhân và những người xung quanh có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống. Những lời công kích cá nhân từ cộng đồng mạng hoàn toàn có thể đẩy một người vào bức đường cùng, khiến họ nảy sinh những hành vi tiêu cực, thậm chí là quyên sinh", chuyên gia Hoàng Thúy Hải phân tích.
Theo vị chuyên gia này, điều gốc rễ của vấn nạn "xin link" phải bắt đầu từ việc đẩy mạnh xây dựng giáo dục về giới tính cũng như về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội từ nhà trường, gia đình và các hoạt động xã hội. Cùng với đó là việc thực hiện các chương trình giáo dục về quyền con người, tôn trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân.
"Các bậc làm cha, làm mẹ cần phải có trách nhiệm hơn đối với việc giáo dục con cái, đặc biệt là khi con cái đang ở tuổi dậy thì, đã có những nhận thức về bản thân. Khi trẻ em nhận thức được về cơ thể mình, hiểu được giá trị trong các mối quan hệ sẽ có hành vi ứng xử, lối sống phù hợp", chuyên gia Hoàng Thúy Hải bày tỏ.