Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam

Vụ Youtuber người Mỹ IshowSpeed bị chặt chém khi thuê xe điện thăng bằng với giá 1 triệu đồng/giờ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh khiến dư luận bức xúc.
TP. Hồ Chí Minh: Thông tin mới về vụ ‘chặt chém’ YouTuber IShowSpeed Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3 Những điểm đến làm say lòng du khách dịp lễ 2/9

Vừa qua, IShowSpeed - một YouTuber và streamer nổi tiếng với 29,8 triệu lượt theo dõi trên YouTube đã đến Việt Nam để tham gia một sự kiện diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, vào ngày 14/9, trong chuyến tham quan của mình, anh chàng này đã bị “hét giá” 1 triệu đồng/một giờ khi thuê xe điện cân bằng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh. Dù số tiền bị "chặt chém" không quá lớn, nhưng hành động này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an phường Bến Nghé, quận 1 đã nhanh chóng vào cuộc điều tra. Những người liên quan đến vụ việc đã được mời về trụ sở làm việc ngay trong đêm 14/9.

Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, nhóm người trên đã nhận thức được sai lầm và tìm đến khách sạn nơi IShowSpeed đang lưu trú để xin lỗi. Đại diện của IShowSpeed đã chấp nhận lời xin lỗi, nhận lại tiền và gửi lời cảm ơn đến cơ quan chức năng vì đã xử lý vụ việc nhanh chóng.

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam
Những người cho thuê xe điện cân bằng trong đoạn clip của streamer IshowSpeed - (Ảnh chụp màn hình).

Không chỉ dừng lại ở một vụ việc đơn lẻ, hành động này làm nổi bật một tư duy kinh doanh đã tồn tại từ lâu trong ngành du lịch và dịch vụ ở Việt Nam, đó là tư duy "chặt chém". Du khách nước ngoài, dù có kinh nghiệm du lịch, vẫn thường trở thành nạn nhân của những chiêu trò ép giá.

Điều này không chỉ xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh mà còn lan rộng ra nhiều nơi khác. Ví dụ, tại Hà Nội, đặc biệt khu phố cổ - nơi có nhiều khách du lịch - từng diễn ra nhiều vụ người bán hàng "chặt chém" du khách gây bức xúc dư luận và đều được cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai, minh bạch. Có thể kể đến những vụ như vụ bán túi táo nhỏ giá 200.000 đồng, bán 4 chiếc bánh rán giá 50.000 đồng, "chặt chém" 1 củ khoai nướng 80.000 đồng…

Hoặc vào năm 2019, một cặp du khách Pháp đã chia sẻ trên mạng xã hội về việc họ bị một quán ăn ở Hội An "chặt chém" khi thanh toán hóa đơn. Số tiền phải trả cao hơn gấp nhiều lần so với mức giá thông thường, làm xấu đi ấn tượng về thành phố cổ vốn nổi tiếng với sự hiếu khách.

Một số du khách cũng đã chia sẻ về kinh nghiệm của họ khi bị áp đặt các dịch vụ không mong muốn. Anh Max Foulds, một du khách, đã kể về việc người bán hàng rong làm sạch đôi giày của anh mà không được hỏi trước về giá cả. Mặc dù không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng những trải nghiệm như vậy vẫn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của du khách về đất nước ta.

Bà Lê Thanh Thảo, Chi hội trưởng của Hiệp hội Du lịch Hà Nội, đã chỉ ra rằng các hành vi "chặt chém" đang khiến du khách trở nên dè chừng và không còn cảm giác thoải mái khi đi du lịch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình du lịch mà còn đẩy lùi mong muốn của du khách trở lại các điểm đến.

Theo thống kê, tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Có thể thấy sự phục hồi ngành du lịch nước ta là rất ấn tượng. Đặc biệt là đối với thị trường du khách quốc tế. Việt Nam có tiềm năng du lịch vô cùng lớn, từ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, văn hóa độc đáo đến con người thân thiện. Nhưng nếu không thể thay đổi tư duy và cách thức kinh doanh dịch vụ, Việt Nam có thể mất dần sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Vấn nạn chặt chém không chỉ là hành động cá nhân của một vài người kinh doanh mà còn phản ánh một phần tư duy trong cung cách phục vụ của nhiều nơi.

Từ vụ IshowSpeed: Loại bỏ ngay tư duy ‘chặt chém’ làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam
Từ vụ IshowSpeed có thể thấy tư duy ‘chặt chém’ làm hình ảnh Việt Nam xấu xí trong mắt du khách - (Ảnh chụp màn hình).

Ông Phạm Hải Quỳnh - Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á, nhấn mạnh, phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phục vụ du khách, khi đó chúng ta mới khai thác và phát triển du lịch bền vững. Song song với đó, phía chính quyền địa phương cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của người bán hàng rong. Đồng thời giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, cần tăng cường hệ thống camera và nâng cao an ninh tại các khu vực du lịch để bảo đảm an toàn cho du khách.

Tư duy "chặt chém" không chỉ là một vấn đề về giá cả mà còn phản ánh một lối kinh doanh thiếu trung thực, gây tổn hại sâu sắc đến hình ảnh quốc gia. Khi du khách quốc tế đến Việt Nam, họ mong muốn trải nghiệm văn hóa, con người và dịch vụ với lòng hiếu khách. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với việc bị ép giá, những kỳ vọng tốt đẹp đó nhanh chóng tan biến.

Thay vì những ấn tượng về cảnh quan tươi đẹp hay nền văn hóa phong phú, nhiều du khách lại ra về với cảm giác bị lợi dụng và thiếu tôn trọng. Điều này không chỉ khiến họ mất lòng tin vào ngành du lịch Việt Nam, mà còn có nguy cơ tạo ra những lời phàn nàn, chỉ trích trên các diễn đàn quốc tế, làm hình ảnh của Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt bạn bè năm châu. Trong thời đại mạng xã hội phát triển, những vụ việc tiêu cực có thể lan truyền nhanh chóng, gây thiệt hại to lớn và lâu dài cho ngành du lịch, vốn là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước.

Trước tình trạng "chặt chém" làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đã có những động thái cụ thể nhằm cải thiện tình hình. Cục yêu cầu các địa phương chỉ đạo ban quản lý khu du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tăng cường công tác tự kiểm tra và giám sát, nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như môi trường tại các điểm du lịch.

Các đơn vị kinh doanh được yêu cầu nghiêm túc tuân thủ quy định về đăng ký và niêm yết công khai giá cả, đặt bảng niêm yết giá tại khu vực lễ tân và những vị trí dễ quan sát, giúp du khách tiếp cận thông tin trước khi sử dụng dịch vụ. Việc tự ý tăng giá hay ép giá khách hàng bị cấm hoàn toàn, nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của ngành du lịch Việt Nam trong mắt du khách quốc tế.

Các cơ quan chức năng nên thiết lập đường dây nóng, tạo điều kiện cho du khách phản ánh các vấn đề liên quan đến ép giá, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và công khai các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, việc áp dụng chế tài nghiêm khắc với những cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận và ép giá sẽ tạo sức răn đe mạnh mẽ, góp phần ngăn chặn vấn nạn này tái diễn.

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khách du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.

Tin cùng chuyên mục

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục là nền tảng cho phát triển và đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược cho tương lai, điều này thấy rõ qua chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm nay được kỳ vọng mang đến một cách kể chuyện di sản qua sản phẩm, và mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Mobile VerionPhiên bản di động