Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Cần tìm lại giá trị "tôn sư trọng đạo"

Chuyên gia cho rằng, vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang là chỉ dấu của một thực tế rằng bạo lực học đường đã không còn giới hạn.
Vụ học sinh hành hung giáo viên: Cô giáo liên tục bị học trò khiêu khích, trêu tức Vụ học sinh quây cô giáo vào góc lớp ở Tuyên Quang: Cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường Vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng

Những ngày qua, nhiều đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội về việc cô giáo Phan Thị H. (38 tuổi) dạy âm nhạc ở Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) cầm dép rượt đuổi học sinh trong một lớp học đã khiến dư luận sửng sốt.

Trong một clip khác, cô giáo bị một nhóm học sinh ném giấy, dép vào người và đóng cửa lớp, quây cô giáo vào góc lớp rồi lăng mạ, thách thức. Đỉnh điểm, khi bị ném dép vào đầu, cô giáo đã ngất xỉu.

Vụ việc đang khiến dư luận vô cùng choáng váng và sợ hãi khi môi trường học đường vốn là nơi tôn sư trọng đạo, thì nay đã xảy ra cảnh hỗn loạn, bạo lực từ những cô cậu học trò với chính những người cô, người thầy dạy dỗ mình. Giới hạn từ sự việc này đã khiến nhiều độc giả trăn trở về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia tâm lý, giáo dục TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho rằng, bà thấy sợ hãi vì mức độ bạo lực trong trẻ em ngày càng gia tăng.

TS Khuất Thu Hồng bày tỏ, từ vụ một cô giáo ở trường cấp 2 tỉnh Tuyên Quang bị chính học sinh của mình nhốt trong lớp và có hành vi hành hung, xúc phạm cho thấy, đó là chỉ dấu của một thực tế rằng bạo lực học đường đã không còn giới hạn.

Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Cần tìm lại giá trị "tôn sư trọng đạo"
Ảnh minh hoạ

"Vị thế người thầy, vốn được đề cao hoặc thậm chí còn hơn cả cha mẹ trong xã hội Việt Nam, đã không cứu được cô giáo khỏi bạo lực từ những đứa trẻ mà chính cô dạy dỗ.

Mọi người bức xúc, giận dữ, phê phán; các cơ quan chức năng vào cuộc; nhà trường phê bình, kỷ luật giáo viên... Nhiều giáo viên tặc lưỡi kêu khổ và dường như cũng đã có người bắt đầu chịu đựng cảm giác bất lực" - TS Hồng nhận định.

Đồng quan điểm, TS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, những hình ảnh được các clip ghi lại cho thấy sự việc đã đi quá xa giới hạn của tình thầy trò, của văn hóa ứng xử học đường.

"Rõ ràng, hành vi ứng xử của giáo viên và học sinh trong các clip này là bất thường, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, kỷ luật trong hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục nói chung” – TS Cường cho hay.

TS Cường nhận định, mối quan hệ ứng xử giữa cô và trò không khác gì "ngoài đường, ngoài chợ" chứ không phải là môi trường học đường có sự tôn sư trọng đạo. Ngay tại lớp học, trường học mà học sinh ném giấy, quây, la hét, xúc phạm giáo viên, thậm chí khiến cô giáo ngất xỉu. Nữ giáo viên cũng đuổi học sinh chạy quanh lớp học, ném dép vào học sinh. Dường như những hành động đó cho thấy, giáo viên bất lực trước sự hỗn hào của nhiều học sinh trong lớp.

Vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Bạo lực học đường đã không còn giới hạn
Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Tuy nhiên, TS Cường cho rằng, để đánh giá tổng thể sự việc phải có thông tin đầy đủ, đa chiều, khách quan, cần làm rõ nguyên nhân sự việc, diễn biến mối quan hệ giữa giáo viên và các học sinh trong lớp, mới có thể có kết luận chính xác về sự việc và có hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Cho ý kiến thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục phân tích, nguyên nhân dẫn đến các vụ học sinh vô lễ với giáo viên có rất nhiều. Một trong số đó là thái độ của giáo viên dành cho đứa trẻ không tốt.

“Xem hết câu chuyện, chúng ta nhận thấy chính giáo viên cũng không phải là tấm gương tốt, hành xử của giáo viên cũng không chuẩn mực. Nhưng phải nhấn mạnh, cho dù hành xử giáo viên không tốt nhưng học sinh cũng không thể có hành vi không thể chấp nhận như thế được” - ông Nam nói.

Chỉ ra thêm về mặt nguyên nhân, TS Khuất Thu Hồng cho rằng, một số đứa trẻ bạo hành người khác vì học hỏi điều đó từ người lớn. Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần... giữa người lớn chính là nguồn cơn dẫn đến bạo lực của trẻ con đối với trẻ con và trẻ con đối với người lớn như những câu chuyện ở trên.

“Mức độ bạo lực giữa trẻ con phản ánh mức độ bạo lực giữa người lớn. Mức độ bạo lực của cả người lớn và trẻ con phản ánh mức độ suy đồi của đạo đức xã hội” - bà Hồng cho hay.

Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Giá trị của giáo dục đang bị giật lùi?
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục

Bàn về giải pháp, PGS Trần Thành Nam cho rằng, cốt lõi cho giải pháp hiện nay là giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Và việc này phải được vận hành có hiệu quả nếu không sớm chấn chỉnh, sẽ còn nhiều thầy cô không muốn trụ lại với nghề. Họ sẽ tìm nghề khác nhẹ nhàng và ít nguy hiểm hơn.

“Giáo dục hiện đang quá "nóng" trong việc cấp bách đổi mới nhưng cùng với đó, cũng nên chú trọng hơn đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức của học trò” – ông Nam nói.

Mặc dù nhiều văn bản đã được ban hành, nhiều chương trình đã được phát động nhưng theo TS Trần Thành Nam, chúng ta hãy làm sao để các văn bản được đi vào cuộc sống như câu ông cha ta từng nói "tiên học lễ, hậu học văn".

“Ví dụ như bộ quy tắc ứng xử trong trường học đã có từ lâu, nhưng dường như được “cất ngăn kéo”, chưa bao giờ thấy được ứng dụng. Chính vì thế cần thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử, chẳng hạn: Thầy cô phải trở thành tấm gương cho học sinh noi theo; giáo viên và học sinh cũng cần kiểm soát cảm xúc để tránh những clip tương tự như vụ việc trên lan truyền trên mạng xã hội… Ngoài ra, cần phát triển phòng tư vấn học đường, sức khoẻ tâm thần để giúp học sinh giảm tải áp lực hiện nay” – ông Nam nói.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định, con người là trung tâm, là chủ thể, là động lực, là nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu... Song từ vấn nạn bạo lực học đường đang đặt ra bài toán cấp thiết cho toàn xã hội và hơn lúc nào hết, ngành giáo dục nên nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và có những giải pháp quyết liệt, căn cơ.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?

Tin cùng chuyên mục

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.
Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Để những hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không tái diễn, chính những người lớn cần giáo dục bản thân về lịch sử.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Để giảm thiểu tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần sự đồng hành, giáo dục từ gia đình, đặc biệt là sự giám sát và định hướng của phụ huynh.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động