Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư

Liên quan đến vụ cháy nhà ở Trung Kính vào rạng sáng 24/5, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng cần cấm loại hình nhà trọ kết hợp kinh doanh ở trong khu dân cư.
Hà Nội thông tin ban đầu về vụ cháy nhà 5 tầng khiến 14 người tử vong Vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính: Cập nhật mới nhất về tình hình sức khoẻ các nạn nhân Vụ cháy 14 người tử vong: “Chúng tôi chỉ kịp cứu được 3 người, muốn cứu nữa cũng không được”

Vụ cháy nhà dân tại địa chỉ số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) có ngách thông sang ngõ 119 và các ngõ khác trên đường Trung Kính vào rạng sáng ngày 24/5 đã khiến 14 người tử vong, một số người bị thương được cứu và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Bên hành lang Quốc hội sáng nay (24/5), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An đã có những chia sẻ bày tỏ quan điểm về vụ việc trên cũng như các nội dung sẽ được đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, làm rõ tại dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ được đưa ra Quốc hội xin ý kiến, thảo luận vào tháng 6/2024 tại Kỳ họp thứ 7.

Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An chia sẻ thông tin bên lề hành lang Quốc hội (Ảnh: Thu Hường)

Thưa ông, vụ cháy rạng sáng ngày 24/5 vừa xảy ra tại Trung Kính (Hà Nội) đã khiến nhiều người chết và bị thương, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Nguy cơ cháy nhà ở nhất là nhà dân, nhà trọ cho thuê có thể xảy ra bất cứ khi nào, nếu chúng ta không cẩn trọng thì hậu quả rất nặng nề.

Sau vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân vào tháng 9/2023, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã tổ chức rà soát, có cảnh báo cụ thể, tuy nhiên, chúng ta đang chấp nhận một thực trạng rủi ro đó hàng ngày, hàng giờ bởi nhu cầu của người dân, người lao động. Ở các thành phố lớn, người dân muốn thuê nhà để có nơi trú ngụ để làm việc, học hành đây là nhu cầu hết sức bình thường. Bên cạnh đó, người dân có nhà cho thuê để có thu nhập cũng là hoạt động bình thường.

Nhà ở trong các ngõ, hẻm như ở khu vực Trung Kính, Thanh Xuân là phổ biến và bình thường - đây cũng là đặc thù về cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn, nhưng nó dẫn đến khó khăn cho công tác chữa cháy nếu xảy ra.

Lâu nay chúng ta vẫn nói phải đầu tư thêm vào nhà ở xã hội, nhà cho thuê cho người có thu nhập thấp, chúng ta đã đưa ra giải pháp nhưng giải pháp đó mới chỉ là ý tưởng chứ chưa triển khai được nên người dân chưa có sự lựa chọn nào khác.

Vậy theo ông, trong khi quy hoạch, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ thì để không còn vụ việc thương tâm xảy ra như các vụ cháy thời gian qua, chúng ta cần làm gì?

Theo tôi, trước hết phải quan tâm khâu “phòng cháy”. Hiện người dân vẫn còn chủ quan đối với vấn đề này. Thứ nhất, người dân phải tăng cường ý thức về phòng chống cháy nổ để không để xảy ra rủi ro.

Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư
Sau vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân, Công an Hà Nội đã tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn người dân cách sử dụng các thiết bị cứu hỏa và thoát hiểm

Thứ hai, liên quan đến vai trò của các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền, tôi cho rằng lực lượng chuyên trách không đủ người để đến từng nhà canh chừng, nhưng chính quyền Phường, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở phải rất sát, phải triển khai vận động tuyên truyền để mọi người nâng cao cảnh giác.

Thứ ba, tất cả những khu vực hiện nay ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, kể cả các thành phố lớn như Bình Dương, Đồng Nai hay Bắc Ninh những nơi tập trung đông người lao động, công nhân thì chúng ta phải có sự rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng tất cả những cơ sở, nhà ở theo dạng này.

Phải trang bị cho các khu vực đó Bình cứu hỏa, phải sắp xếp bố trí cầu thang, nơi thoát hiểm. Lâu nay chúng ta đã rà soát nhưng tôi cho rằng mới chỉ đang nhắc nhở. Như trường hợp ở Trung Kính vừa qua, ở trên sân thượng quây tôn bịt kín, ở dưới tầng 1 là khu vực kinh doanh xe, nếu chúng ta yêu cầu khu vực ở trên mái nhà không quây tôn kín, mở trống ra, yêu cầu mở đường đi hay lối thoát hiểm – đây là những chi tiết nhỏ nhưng hữu ích.

Phòng cháy chữa cháy không phải nằm ở những tiêu chuẩn, quy chuẩn - cái đó áp dụng cho công trình lớn, dự án lớn, còn đối với đối tượng đặc thù nhà ở, nhà cho thuê, nhà trọ, nhà kết hợp với cơ sở sản xuát kinh doanh thì việc phòng cháy, chữa cháy phải đi vào các chi tiết nhỏ, chúng ta hoàn toàn có thể làm được từ sớm, từ xa để phòng ngừa.

Tại Kỳ họp thứ 7 lần này, Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ được đưa ra Quốc hội xin ý kiến, thảo luận vào tháng 6/2024, vậy để hạn chế các vụ cháy nhà tại các khu dân cư ông có ý kiến đề xuất gì?

Chúng ta đang xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, trong đó có nội dung quy định về phòng cháy chữa cháy với nhà ở. Điều này chưa giải quyết được nếu chúng ta vẫn giữ quy định chung chung. “Đối với nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh phải có giải pháp ngăn cháy, phòng ngừa”.

“Phòng” giải quyết được nhiều hơn “Chữa”, trong trường hơp vụ cháy rạng sáng 24/5 để Chữa là hết sức khó khăn trong bối cảnh nhà trong ngõ, hẻm phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ khó tiếp cận…hiện trạng này không chỉ có ở Trung Kính mà còn ở nhiều khu vực khác tại các đô thị lớn cũng như vậy.

Từ vụ cháy nhà ở Trung Kính, cần cấm mô hình nhà trọ kết hợp kinh doanh trong khu dân cư
Công tác nâng cao nhận thức cho người dân đã được Hà Nội triển khai nhưng theo đánh giá người dân vẫn còn chủ quan

Phải quay lại công tác rà soát, cảnh báo để người dân làm tốt hơn nữa công tác Phòng. Rồi xa hơn nữa chúng ta phải có hệ thống đồng bộ trong quy hoạch đô thị, trong đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để chúng ta giảm dần vấn đề thuê trọ tự phát như hiện nay.

Tôi cho rằng, ở Hà Nội hiện nay chúng ta đang còn nhiều quỹ đất để triển khai xây nhà cho người có thu nhập thấp thuê, cần phải có những cơ chế thực chất hơn khi chúng ta đã có Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản.

Các cấp chính quyền phải có biện pháp “mạnh tay”, rà soát trên địa bàn mà thấy các trường hợp có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của người dân thì yêu cầu/cưỡng chế người dân phải bỏ ngay các vật cản, phải thiết kế thêm lối thoát hiểm. Cái này phải ở cơ sở và quá trình thực tiễn. Phải đồng bộ cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn, cả biện pháp kỹ thuật, biện pháp mang tính bắt buộc thì mới không để xảy ra các vụ hỏa hoạn thảm khốc như các vụ cháy thời gian qua.

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ được Quốc hội đưa ra thảo luận trong kỳ họp này, tôi tin rằng các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục quan tâm đến nội dung này. Theo tôi cần thiết kế mục riêng trong Chương phòng cháy nhà ở, chứ không phải 1 điều đơn giản. Chúng ta phải xây dựng điều đó phù hợp với cả quy hoạch hạ tầng đô thị liên quan đến cả thẩm quyền của địa phương trong quá trình quản tại cơ sở mình có quyền gì, yêu cầu gì để không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân, chúng ta phải đưa vào luật thì địa phương mới có đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Liên quan đến nhà ở kết hợp kinh doanh, ý kiến của đại biểu về vấn đề này thế nào?

Với đặc thù cơ sở hạ tầng đô thị như TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh… theo tôi, trong quy định nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh phải có phương án giải pháp phòng cháy, ngăn cháy. Phải thêm vào quy định này. Nếu trường hợp kết hợp với sản xuất kinh doanh trong điều kiện ngôi nhà đó kết hợp cả với phòng trọ thì tôi cho rằng chúng ta nên cấm điều đó. Chúng ta không thể tạo ra những rủi ro cao như vậy.

Những người chết vừa qua tại vụ cháy nhà ở Trung Kính, tôi cho rằng chắc chắn là bị ngạt khói và chết do ngạt trước khi bi lửa cháy. Vậy trong trường hợp này trong luật cần phải cấm không cho phép kinh doanh trong diện tích có đông số lượng người (ví dụ từ 10 người trở lên) hoặc trong trường hợp không đảm bảo phòng cháy, hệ thống chữa cháy.

Đối với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh ví dụ nhà mặt phố, nhà shophouse .. đã được pháp luật quy định cụ thể về phòng cháy, chữa cháy….Còn đối với các nhà ở dân cư kết hợp cho thuê trọ, kinh doanh cần phải cấm - đây là giải pháp hữu hiệu.

Chúng ta không thể đem nguy cơ rủi ro hàng chục tính mạng con người mà chúng ta biết rằng nếu xảy ra cháy chỉ có thể thiệt hại về người vì diện tích, điều kiện hạ tầng ngõ hẹp, phương tiện không tiếp cận được …. đối tượng trong khu nhà trọ đó sẽ không có cơ hội sống sót. Đây là nguy cơ hiện hữu trong các vụ cháy vừa qua đã thấy rõ.

Trong tiêu chuẩn các mặt hàng dễ cháy, chúng ta cho kinh doanh trong khu dân cư, thì cần rà soát lại.

Ví dụ trong khu nhà trọ kinh doanh vật liệu dễ cháy, hóa chất, xe điện... những hàng hóa nguy cơ cao thì phải có điều kiện khắt khe hơn trong phòng cháy, chữa cháy. Những mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao nếu kinh doanh trong khu dân cư phải kểm soát chặt. Tới đây chúng ra phải rà soát và đưa vào trong luật vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!

Bài và ảnh: Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy, chữa cháy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đ​ồng tình với những bình luận của Báo Công Thương về hiện tượng Thích Minh Tuệ

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đ​ồng tình với những bình luận của Báo Công Thương về hiện tượng Thích Minh Tuệ

Giáo sư Hoàng Chí Bảo đồng tình với những bình luận của Báo Công Thương khi bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của Việt Tân xung quanh hiện tượng “Thích Minh Tuệ”
Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này

Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này

Giá tiêu tiếp tục nối dài đà tăng mạnh lên 170.000 đồng/kg, như vậy, 1 tấn tiêu mua được hơn 2 lượng vàng. Giá tiêu được nhận định rất khó dự báo thời điểm này.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhìn từ Quy định số 148-QĐ/TW

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu nhìn từ Quy định số 148-QĐ/TW

Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá sẽ tạo lực đẩy cho cán bộ thực thi công vụ, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Kiểm toán thành công không phải năm sau phát hiện nhiều sai sót hơn năm trước

Kiểm toán thành công không phải năm sau phát hiện nhiều sai sót hơn năm trước

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kiểm toán thành công là phải mang tính phòng ngừa và ngăn chặn.
Thu hút FDI chất lượng cao: Hướng đi nào cho Việt Nam?

Thu hút FDI chất lượng cao: Hướng đi nào cho Việt Nam?

Đây là thời điểm “chín muồi” để Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dòng vốn ngoại, nhằm thực hiện tinh thần Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Cần ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa và lân cận

Cần ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa và lân cận

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa, thị trường lân cận, thị trường khu vực ASEAN...
Làm gì để ngân sách không phải “bù” các dự án BOT cao tốc?

Làm gì để ngân sách không phải “bù” các dự án BOT cao tốc?

Đây là nội dung được Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang lo ngại khi thảo luận tại Tổ về dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa– Chơn Thành.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù

Nói về nguyên nhân thực hiện Nghị quyết số 43 còn hạn chế, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, quy định không phù hợp dẫn đến địa phương chờ xin cơ chế đặc thù.
Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?

Sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển KTXH, kết quả không như mong đợi.
Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Ngành hóa chất Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Bulgaria với định hướng thu hút đầu tư công nghiệp xanh, sử dụng năng lượng mới.
Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Trong các vụ việc phòng vệ thương mại, doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng, vì vậy để xử lý hiệu quả đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp, thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn cho rằng quy định không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong giai đoạn hiện nay là phù hợp về mặt kỹ thuật.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt, đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam.
GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động