Chủ nhật 20/04/2025 12:05

Từ việc kỷ luật Thượng toạ Thích Chân Quang: Gìn giữ, hộ trì sự trong sáng của chánh pháp

Việc Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức có thông báo kỷ luật cho thấy sự cần thiết của việc hộ trì sự trong sáng của chánh pháp.

Nói về việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra thông báo kỷ luật với Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức, theo Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội cho rằng, việc này là kịp thời, đạt được nhiều mục tiêu. Đó là bảo vệ sự trong sáng của chánh pháp; củng cố tín tâm của người mộ đạo đối với Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đồng thời việc này cũng làm trang nghiêm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nói về những đặc tính của chánh pháp có thể kể đến một số đặc tính như tính hiện kiến, tính vô nhiệt, tính ứng thời, tính dẫn đạo, tính cận quán, tính trí giả nội chứng. Còn theo Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, chánh pháp có một số đặc tính như thiện thuyết, hiện chứng, vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, dẫn đạo đi lên, tự mình có thể giác tri và còn có thể bổ sung thêm một đặc tính nữa là không có phiền não.

Ảnh minh hoạ.

Chánh pháp dù được quan niệm như là phương tiện của người tu hành hay là những điều tạo nên hình ảnh, tín tâm của Giáo hội luôn chứa những yếu tố trong sáng đầy cao cả, đầy trí tuệ, ai cũng có thể tiếp cận, ai cũng có thể tự tu tập. Chánh pháp đều có tính dẫn đường, chỉ lối cho chúng sinh mà không mơ hồ. Không những vậy đó đều là những điều mà Đức Phật đã trải qua, đã ngộ ra để muốn chúng sinh được thực hành, tu tập.

Chỉ cần ngày nào những người con Phật biết sống thực hành theo lời dạy của Đức Phật lấy phát triển trí tuệ từ bi làm thành tựu; lấy cứu giúp chúng sinh làm bổn phận, trau dồi giới hạnh, phát huy định tuệ của mỗi cá nhân người con Phật thì chánh pháp sẽ luôn trường tồn. Đó cũng chính là cách gìn giữ, hộ trì những yếu tố trong sáng của chánh pháp mang tính thiết thực nhất.

Bởi chánh pháp nếu không được gìn giữ, tiếp nối và trao truyền thì ngày càng tổn giảm; không làm cho tỏ rạng chân lý của chánh pháp thì chúng sinh sẽ quay lưng.

Từ việc xử lý kỷ luật Thượng toạ Thích Chân Quang, Đại đức Thích Nhuận Đức, một lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn hướng dẫn, cổ vũ, khuyến tấn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tăng ni, phật tử và mọi người trong xã hội bày tỏ niềm tin, thực hành giáo pháp, kính ngưỡng, phụng hành lời dạy của Đức Phật, tu tập các pháp môn của đạo Phật theo đúng chánh pháp, giới luật Phật chế, cũng như phải tuân thủ theo pháp luật Nhà nước.

Giáo hội tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả mọi người dân.

Đồng thời, theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, Giáo hội có trách nhiệm xử lý các tổ chức, cá nhân có những phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo đó Giáo hội sẽ tiếp tục làm việc và chấn chỉnh việc thuyết giảng của tăng ni, nhất là trên không gian mạng xã hội.

Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát động Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo "Tuyên truyền lối sống tốt đạo - đẹp đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc" lần thứ nhất, năm 2024. Thông qua giải báo chí này góp phần tuyên truyền và phổ biến kiến thức về Phật giáo, nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm giữa các tôn giáo và các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Cộng đồng phật tử và cả xã hội có cơ hội tiếp cận với những thông điệp tích cực, nhân văn và hòa bình của Phật giáo, từ đó lan tỏa những giá trị này đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Đó cũng là một phương cách thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của chánh pháp Phật giáo cũng như lan toả sự trong sáng đó trong đời sống xã hội.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý