Từ Sơn La tới Lai Châu: Đầu ngọn sóng - Phần III: Nghề thủy điện, lãng mạn và kịch tính

Mưa vẫn trùng trùng rơi suốt những ngày tôi ở vùng núi Lai Châu. Sớm tinh mơ nào cũng vậy. Tôi dậy viết như khi ở Hà Nội và 5 giờ lò dò đi quanh khu tập thể của Ban A. Quanh quanh, rừng núi bạt ngàn một màu trắng phớ.
Từ Sơn La tới Lai Châu: Đầu ngọn sóng - Phần III: Nghề thủy điện, lãng mạn và kịch tính

Nhớ hôm nao, chuyến đi trước, đứng trên đỉnh đập, trên công trình khổng lồ. Đập Thủy điện Lai Châu hiên ngang sừng sững, như một bức thành đứng im lặng, chắn ngang sông Đà. Nay vẫn sông Đà, trong trí tuệ thuần Việt - 95% giá trị Việt ở khâu xây dựng và kiến tạo, khác với Thủy điện Hòa Bình - 100% nhờ nước ngoài, đã đẹp một cách hiện đại và thơ mộng. Đây không phải là một cụm từ của riêng tôi. Kỹ sư Phan Hồ Quang nói như vậy, khi bàn về cảnh quang dòng chảy xanh dịu dàng, mênh mông bao quanh thị trấn Mường Tè. Anh nhắc về vùng hồ mênh mang rất đa dạng cảnh sắc, hồ thứ I của Thủy điện Sơn La, hồ thứ II của Thủy điện Lai Châu, ngược lên tận đầu nguồn.

Mường Tè bây giờ khác xa Mường Tè xưa hoang vu, xơ xác, nghèo nhất nước. Tôi cũng chia sẻ với Quang rằng, bố vợ tôi trước 1986 công tác hàng mấy chục năm ở vùng này. Ngày gần đây, biết tôi lại lên Mường Tè, ông hỏi thăm và bảo: “Ngày xưa, tớ từ Lai Châu đi quy hoạch thủy lợi lên Mường Tè. Từ cầu Lai Hà lên đó mất hơn bốn ngày. Mùa mưa thì đi lâu hơn. Đằng ấy bảo, bây giờ chỉ đi có ba tiếng thôi hả? Có mà đi máy bay! Nhà văn các cậu hay phịa lắm, tớ cóc tin”. Tôi lễ phép thưa: “Bây giờ nhờ có thủy điện, bố à. Đúng hơn là đường thủy điện làm. Đường nhựa lớn, hai xe tránh nhau thoải mái, nối liền đi xuống tận Lai Châu chỉ dăm tiếng, sang Điện Biên cũng chỉ bốn giờ đồng hồ”. Tôi kể và cho ông xem ảnh tôi chụp, để ông thấy, ngay chỗ ngã ba đi hai thành phố vừa nhắc. Ảnh tôi chụp một đôi uyên ương tây trẻ, tóc vàng, mũi lõ, đang nghỉ ở ven đường, bên một chiếc mô tô phân khối lớn. Sự thật còn hơn cả lời tôi nói với bố vợ. Lác đác hai năm nay, du khách phượt, cả tây và ta, đã từng tốp nhỏ leo đến tận đây. Phượt Sa Pa, Phan - Xi - Păng hay Mù - Cang - Chải là xưa, cũ lắm rồi.

Các vùng núi cao, nhờ thủy điện mà trở nên gần gũi. Không hoang lạnh, xa xôi như Sìn Hồ, khí hậu tươi mát bốn mùa tựa Sa Pa, người Pháp đã chú ý, định khai thác Sìn Hồ từ những năm nước ta còn là thuộc địa. Song, do đường xá khó khăn, chả có ai tìm tới. Mường Tè là điểm lớn, đậm trong phương án, chương trình di dân của nhà nước, rất điển hình cho sự thay đổi toàn diện; về tác động của thủy điện với việc nâng cao đời sống của nhân dân, các sắc tộc; về giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng nơi biên cương. Biến nơi thâm sơn cùng cốc thành môt thị huyện đẹp và hiện đại, vẫn giữ nét văn hóa dân tộc, sẽ là nơi đến nay mai của thập phương. Đến, để người thành phố, người miền xuôi cả nước, có thể hiểu để thêm yêu miền cao này. Tìm lại tiếng vó ngựa xưa sót lại hôm nay. Tiếng vó ngựa lộp cộp vang lên trong thanh tịnh rồi cứ xa dần, xa dần trên các con đường mòn thấp thoáng lưng sườn núi. Ai tinh tai còn nghe vẳng lại trong hun hút thung sâu, xa lắm tiếng nhạc ngựa vọng về; tan trong chiều tà, trong đám sương tơ luẩn quẩn đang bay lửng lơ giữa thảm rừng, đang tan hòa trong ánh chiều dương le lói. Và, có thể du khách dưới xuôi sẽ thích thú khi thấy thấp thoáng ở mảnh nương lúa vàng nhuộm tháng mười, vài mảnh ruộng bậc thang như tranh khắc ngang chừng núi. Xế con đường thủy điện mới mở, có bóng cô sơn cước với bộ đồ dân tộc Thái luôn tôn cao vẻ bắt mắt của lưng eo, “mỉm cười khúc khích, nhìn mình đăm đăm” (1).

Bây giờ, về Mường Tè, chắc chắn bố vợ tôi sẽ ngạc nhiên lắm. Hai, ba con đường nhựa bao quanh một thị trấn mà ủy ban tỉnh, huyện và Ban A đã quy hoạch theo chương trình thủy điện kết hợp quy hoạch nông thôn mới, vẫn giữ nguyên sắc thái ăn ở của dân tộc Thái và các sắc tộc khác. Hơn ba trăm ngôi nhà sàn cổ và mới, đã được quy tập chuyển về đây. Tập trung tái định cư mà vẫn rất đẹp. Có trường học, bệnh xá mới khang trang. Có hai nhà văn hóa thơm mùi sơn mới, thênh thang đủ cho từng bản. Để các tộc trưởng, già bản và dân bản chung vui, mỗi dịp cúng Lễ, Tết của người Thái, người Mông hay người các dân tộc khác. Khu dân cư ấy lại bên hồ nước xanh thắm vây quanh. Với những khóm núi và dải đất quanh co, tạo nên một cảnh quang thị huyện trên bến, dưới thuyền, non xanh nước biếc, rất hấp dẫn du khách. Bởi quy hoạch kiến trúc thị xã vừa hiện đại, lại giữ bản sắc dân tộc, chìm giữa rừng núi thiên nhiên đầy vẻ nguyên sơ, hết sức tự nhiên và thơ mộng. Hẳn là một điểm trong chuỗi hành lang du lịch lý tưởng: Sa Pa, Phan-Xi-Păng, Mường Tè, Sìn Hồ, Điện Biên ở tương lai rất gần.

6, 7 năm trời mà Thủy điện Lai Châu đã làm một vùng thay đổi tới thế! Lùi lại với thời gian, ở công trình Sơn La, khi hoàn thành trước ba năm, cũng tạo ra bao thay đổi chóng mặt. Những câu chuyện di dân khỏi hai lòng hồ, khi làm hai công trình lớn này, cả thuận lợi và khó khăn, trong đó còn gói ghém biết bao điều mà những nhà chính trị phải suy ngẫm. Thấm thía về lòng dân và sức dân. Suy ngẫm về sự kết hợp bám địa phương chặt chẽ của cán bộ ngành thủy điện ra sao? Đó là cả một thiên truyện kí cần một pho sách dài. Một pho sách giàu kịch tính và nhân văn.

Những người làm thủy điện luôn nhắc nhở tôi rằng, để có ngày hôm nay, họ đã trải qua biết bao ngày đêm “không thường” với công việc “không thường”.

Khi tôi đứng trên mặt đập vững chắc hôm nay, cứng như đá, vững như thành của Lai Châu, nhớ lại những thời kỳ tôi ở nước ngoài, hồi hộp theo dõi Quốc hội ta sẽ quyết định ra sao với vấn đề làm Sơn La cao hay Sơn La thấp. Và bây giờ, ai cũng biết EVN đã có nhiều phương án và thuyết trình đúng, để Quốc hội nhất trí thông qua, cho hôm nay có “Sơn La thấp” và Lai Châu, giải pháp tối ưu an toàn về nhiều mặt, thay một “Sơn La cao”. Cũng cần phải nhớ lại rằng, tiến độ công trình đã rất nhanh so với ngày xưa, khi thi công Hòa Bình rồi tới Thác Bà, là có sự tác động rất quan trọng của quyết định dùng bê-tông đầm lăn, thay thế cho việc làm công trình đập với kỹ thuật cũ, bê-tông xi măng thông thường. Đó là cả một chặng đường gian nan để thay đổi tư duy cũ, mạnh dạn tiếp nhận kĩ thuật mới của thế giới. Chúng ta đã làm một việc không thường khi công nghệ bê-tông đầm lăn cần tro bay, một vật liệu thu được từ khí thải của những nhà máy nhiệt điện. Nhập thì đắt, sản xuất lấy phải nghiên cứu mày mò. Vậy mà chúng ta đã làm được nó, chất liệu quan trọng nhất để công nghệ mới thực hiện. Anh Thìn nhấn mạnh thêm với tôi: “Tất nhiên có rất nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tham gia vào mục tiêu khó khăn này, nhưng tôi không bao giờ quên được sự đóng góp của của Ban A chúng tôi, mà điển hình là việc, khi tôi ở vai trò Giám đốc Ban A Sơn La quyết tâm chọn người, mạnh dạn giao việc ấy cho người cán bộ Ban A. Hoàng Trọng Nam được giao trọng trách này”. Hoàng Trọng Nam, tức là Nam trọc đây. Cái gã đầu trọc, tướng ngũ đoản, chắc như cục gạnh, nhanh như sóc, từng 2 năm là lính trinh sát pháo binh bao trận mò sát vào các cứ điểm địch ở biên giới, làm tai mắt cho pháo tầm xa. Nam trọc gặp, biết tôi là lính chiến từng đánh Mỹ, cứ như bắt được vàng. Nam nóng tính như lửa, đôi khi tưởng nghiệt ngã với công việc, với cấp dưới. Song thực ra, khi quan sát anh chăm sóc anh em từng miếng ăn, nghe anh nói tới quy hoạch đào tạo lứa 8x và 9x cho hai nhà máy mà hôm nay anh phụ trách, thì hiểu rõ con người anh. Những con người của hành động và công việc.

Từ Sơn La tới Lai Châu: Đầu ngọn sóng - Phần III: Nghề thủy điện, lãng mạn và kịch tính
Đêm tại thủy điện Lai Châu

Thủy điện có rất nhiều con người như Nam Trọc, ngày hôm nay đều đã trưởng thành. Họ là người của công việc, từng vị trí một, được lãnh đạo EVN sắp đặt đúng chỗ, dù mỗi cá nhân là một vẻ riêng. Cả ba chuyến đi dài, khắc vào trong tôi một Lực - Chánh văn phòng ban, luôn trầm tư như nhà hiền triết; một Phương - Giám đốc, luôn đăm chiêu như suy nghĩ điều gì mà lại cười rất tươi, rất hào sảng bên bàn rượu với anh em dưới quyền, để ngay sau đó lại ỉu xìu xìu, khi nhắc đến người đàn anh của mình vừa mất; anh Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Tổng giám đốc EVN, nguyên Giám đốc Ban A; một Nam béo nom nhu mì lắm, thích thơ ca, hò vè, song khi giải quyết công việc thì “nguyên tắc là nguyên tắc”; đó là Quang, một tay chơi, bạn từ phổ thông của sếp Nam béo, ngoài giờ hành chính thì tao, mày, ngả ngiêng bên chén rượu ngâm táo mèo, khi đã làm việc lại nghiêm túc, mặt cương nghị bên người bạn là sếp, luôn nhớ chẳng phải vị bạn xưa để nể nang, e dè nhau... Những con người của đội ngũ ấy hình thành một “tính cách thủy điện” từ đặc tính nghề nghiệp công nghiệp, khoa học; một đời sống giàu kịch tính, tạo nên sự trưởng thành.

Tổ trưởng, kỹ sư Lê Thế Bồi - quản lý giám sát các công trình tuyến năng lượng thuộc Phòng Kĩ thuật an toàn - chỉ cho tôi các đường ống thép khổng lồ, ôtô chui lọt, dẫn nước làm quay các tuốc-bin, nói: “Thi công giáp nối những đường ống sao cho hoàn toàn không rò rỉ trong áp lực nước rất lớn, là một công việc khó khăn nhiều thử thách lắm. Ngày xưa, ở Hòa Bình hay Thác Bà, đây là công việc dành cho các chuyên gia, bây giờ anh em chúng em làm hết. Và, Thủy điện Sơn La vận hành bao năm rồi, không một sự cố nhỏ, đã chứng tỏ độ an toàn rất cao của nó. Tổ máy I ở Lai Châu cũng vận hành mấy tháng nay. Rất tốt”. Nói thế rồi, Bồi lặng yên. Anh đang nghĩ gì? Hỏi nữa, anh lại chuyển sang nói về việc của người khác hay là việc của cả ban: Làm thủy điện trước hết phải làm đê quai dẫn dòng sông sang hướng khác, mà làm đập, cũng như xây các công trình hạng mục trong lòng đập. Cả hai lần, ở Sơn La và Lai Châu, kỳ lạ thay, đều xảy ra hai con lũ rất lớn có khả năng vỡ đê quai. Như ông Trời thử thách tụi em. Vỡ đê quai là tan tành tất cả các công trình trước đó đã làm, giá trị hàng trăm, ngàn tỷ đồng. Cả hai lần, em kể cho anh biết, dân thủy điện tụi em, phải đối mặt với nguy hiểm ra sao. Trên Sơn La, lũ chợt về, nước dềnh lên mấp mé đê. Huy động tất cả nhân lực, xe máy cứ ào ào đắp đê cao lên giữ nước khỏi tràn. Chỉ có một con đường độc đạo cho xe vào đổ thêm đất cao mặt đê quai. Dưới sông, nước cứ ào ào dâng lên, xô vào, có chỗ nước mấp mé đã làm đê bùng nhùng dưới chân. Để dòng lũ leo qua đê, chỉ rào một cái là hàng ngàn người sẽ bị cuốn phăng theo sông lũ. Độ cao chênh lệch là 30 mét nước, chết là cái chắc. Nhưng không ai bỏ nhiệm vụ cả, từ Tổng giám đốc EVN khi bấy giờ là anh Phạm Lê Thanh, tới các sếp và anh em kỹ sư toàn ban, các cán bộ chủ chốt của các đơn vị xây dựng, phối hợp, trực thuộc.

Tại Lai Châu này còn khủng khiếp hơn. Lũ ập bất ngờ về. Xoáy nước cuộn, miệng xoáy to như hố bom, như miệng con thuồng luồng ngoặm vào chân đê quai, húc xối xả vào sườn đê quai. Lại mưa như trút nước. Vừa đổ đất lên mặt đê, vừa huy động hàng vài trăm xe đá hộc đổ thẳng vào con xoáy nguy hiểm ấy, cho tới khi đá thành núi nhô lên, con xoáy tan, tất cả mới thở phào.

Tôi đứng trên mặt đập hôm nay, khi con đập đã vững như núi, như thành, nhìn xoáy vào lòng hồ đang chứa hàng tỷ mét khối nước, đúng lúc thêm một mùa lũ mới đang về. Nước thượng nguồn của hàng vạn con suối tích thành dòng sông lớn chảy về đây, bị con đập cứng chặn đứng khựng lại, nay trở nên hiền lành, sắc hồng hào như chưa khi nào “hung dữ Sông Đà”, theo như lời Bồi kể. Tôi hỏi lại việc này với Nam béo, hắn cười: “Anh không biết, ngay sau lúc ấy, công trường vui lắm. Còn bây giờ, khi đã có con đập hoàn thiện, chúng em bất chấp mọi con lũ, dù lũ các cấp độ lớn nhất theo tính toán”. Còn tôi chợt như có một dòng điện chạy buốt suốt người, cứng cả sống lưng. Im lặng.

Tôi chợt nhớ tới những ngày ra trận. Những người lính thầm lặng làm nên những chiến thắng lớn rung chuyển cả thế giới, mà khi đó, khi đã là lính chiến thực thụ đều ý thức rất rõ, có thể họ phải trả bằng chính máu hay sinh mạng của mình. Nụ cười tưởng như lãng xẹt của Nam tựa nụ cười của lũ binh sỹ chúng tôi năm xưa, sau chiến thắng mỗi lần trận mạc. Cười hiền bên nhau để đi tiếp làm nên các chiến dịch khác. Lính xưa và lính nay, bất chấp nguy hiểm mà làm nên chiến thắng cuối cùng, kết cục cuộc chiến. Có lẽ, giữa các thế hệ khác biệt, khi đều có chung một ý thức hoàn thành nhiệm vụ, làm đúng vai trò và trách nhiệm, thì dù ở những mũi nhọn khác biệt, vẫn tạo ra những giá trị lớn vô giá - một nhân cách. Ngày xưa, là “nhân cách người lính” nơi mặt trận. Hôm nay, là “nhân cách người làm thủy điện”.

(1) Lời bài hát kháng chiến cũ: Sơn nữ ca - Nhạc và lời của nhạc sỹ Trần Hoàn.

(Còn nữa)

TIN LIÊN QUAN
Từ Sơn La tới Lai Châu: Đầu ngọn sóng - Phần II: Vừa đi vừa viết
Từ Sơn La tới Lai Châu: Đầu ngọn sóng - Phần I: Xách ba lô lên đường
Tùy bút của Nguyễn Văn Thọ - Kính tặng những người anh em làm thủy điện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Mù Cang Chải và hành trình trở thành điểm đến yêu thích của du khách

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ngày nay, nhắc đến Mù Cang Chải mọi người đã “định vị” là điểm đến hấp dẫn; du lịch đã tạo sức sống mới cho mảnh đất vùng cao.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4:  U23 Qatar đấu với U23 Nhật Bản; U23 Hàn Quốc và U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4: U23 Qatar đấu với U23 Nhật Bản; U23 Hàn Quốc và U23 Indonesia

Báo Công Thương cập nhật lịch thi đấu bóng đá ngày 25/4, rạng sáng 26/4/2024, tâm điểm là trận U23 Qatar gặp U23 Nhật Bản, U23 Hàn Quốc và U23 Indonesia.
Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Nhiều điểm du lịch cộng đồng kín khách đặt phòng dịp 30/4 - 1/5

Do lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhiều điểm du lịch cộng đồng cách Hà Nội hàng trăm km cũng được du khách tìm đến khá đông.
Nhận định bóng đá Everton và Liverpool (02h00 ngày 25/04), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá Everton và Liverpool (02h00 ngày 25/04), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Báo Công Thương nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số trận đá bù tại Vòng 29 Ngoại hạng Anh 2023/2024 giữa Everton và Liverpool sẽ diễn ra lúc 02h00 ngày 25/04.
Nhận định bóng đá Man Utd và Sheffield (02h00 ngày 25/04), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá Man Utd và Sheffield (02h00 ngày 25/04), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Báo Công Thương nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số trận đá bù tại Vòng 29 Ngoại hạng Anh 2023/2024 giữa Man Utd và Sheffield sẽ diễn ra lúc 02h00 ngày 25/04.
HLV Hoàng Anh Tuấn bảo vệ học trò sau trận thua trước Uzbekistan

HLV Hoàng Anh Tuấn bảo vệ học trò sau trận thua trước Uzbekistan

Trước việc hàng thủ U23 Việt Nam đã thi đấu không tốt trong trận thua Uzbekistan, đặc biệt là vị trí của trung vệ Ngọc Thắng, HLV Hoàng Anh Tuấn đã có chia sẻ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4: Everton đại chiến Liverpool, MU đấu với Sheffield

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4: Everton đại chiến Liverpool, MU đấu với Sheffield

Báo Công Thương cập nhật lịch thi đấu bóng đá ngày 24/4, rạng sáng 25/4/2024, với tâm điểm là trận đấu giữa Everton gặp Liverpool và MU đấu với Sheffield.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Trúng Vietlott, một người phụ nữ làm nội trợ nói gì khi nhận thưởng tiền tỷ?

Trúng Vietlott, một người phụ nữ làm nội trợ nói gì khi nhận thưởng tiền tỷ?

Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa tiến hành trao giải Jackpot 2 xổ số tự chọn Vietlott Power 6/55 cho chị M. - một người may mắn trúng Vietlott.
Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa, đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương triển khai kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu".
Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Năm du lịch Tuyên Quang 2024: Khơi thông tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch

Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Năm du lịch Tuyên Quang 2024 cơ bản đã hoàn tất.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa đón khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn mở cửa bình thường phục vụ khách tham quan từ 27-1/5/2024.
Link xem trực tiếp Arsenal và Chelsea (02h00 ngày 24/4), vòng 29 Ngoại hạng Anh

Link xem trực tiếp Arsenal và Chelsea (02h00 ngày 24/4), vòng 29 Ngoại hạng Anh

Báo Công Thương nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số trận đá bù tại vòng 29 Ngoại hạng Anh 2023/2024 giữa Arsenal và Chelsea sẽ diễn ra lúc 02h00 ngày 24/4.
Link xem trực tiếp U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan (22h30 ngày 23/4), giải U23 châu Á

Link xem trực tiếp U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan (22h30 ngày 23/4), giải U23 châu Á

Báo Công Thương cập nhật link xem trực tiếp, nhận định và dự đoán kết quả trận U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan, giải U23 châu Á diễn ra lúc 22h30 ngày 23/4.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/4: U23 Việt Nam đấu với U23 Uzbekistan, Arsenal đụng độ Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/4: U23 Việt Nam đấu với U23 Uzbekistan, Arsenal đụng độ Chelsea

Báo Công Thương cập nhật lịch thi đấu bóng đá ngày 23/4, rạng sáng 24/4/2024, với tâm điểm là trận đấu giữa U23 Việt Nam đấu với U23 Uzbekistan.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Đi du lịch trước kì nghỉ Lễ: Xu hướng né tránh đám đông

Việc lên kế hoạch đi du lịch trước những dịp nghỉ lễ dài ngày đang dần trở thành xu hướng của du khách Việt Nam
Link xem trực tiếp U23 Nhật Bản và U23 Hàn Quốc (20h00 ngày 22/4), giải U23 châu Á

Link xem trực tiếp U23 Nhật Bản và U23 Hàn Quốc (20h00 ngày 22/4), giải U23 châu Á

Báo Công Thương cập nhật link xem trực tiếp, nhận định và dự đoán kết quả trận U23 Nhật Bản và U23 Hàn Quốc, U23 châu Á diễn ra lúc 20h00 ngày 22/4.
Link xem trực tiếp U23 Thái Lan và U23 Tajikistan (22h30 ngày 22/4), giải U23 châu Á

Link xem trực tiếp U23 Thái Lan và U23 Tajikistan (22h30 ngày 22/4), giải U23 châu Á

Báo Công Thương cập nhật link xem trực tiếp, nhận định và dự đoán kết quả trận U23 Thái Lan và U23 Tajikistan, U23 châu Á diễn ra lúc 22h30 ngày 22/4.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Nhận định bóng đá U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan (22h30 ngày 23/4), Vòng bảng U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan (22h30 ngày 23/4), Vòng bảng U23 châu Á 2024

Báo Công Thương nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số trận đấu tại vòng bảng U23 châu Á 2024 giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ diễn ra vào lúc 22h30 ngày 23/4.
Nhận định bóng đá Arsenal và Chelsea (02h00 ngày 24/4), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá Arsenal và Chelsea (02h00 ngày 24/4), Vòng 29 Ngoại hạng Anh

Báo Công Thương nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số trận đá bù tại Vòng 29 Ngoại hạng Anh 2023/2024 giữa Arsenal và Chelsea sẽ diễn ra lúc 02h00 ngày 24/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động