Tư nhân nhỏ bé, yếu thế, công nghiệp chế biến, chế tạo bị lấn át

Công nghiệp chế biến, chế tạo, là chìa khóa tạo nên sự thịnh vượng của một quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam, đang gặp thách thức lớn.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Thu hút hơn 252 tỷ USD vốn ngoại Công nghiệp chế biến, chế tạo: Vì sao hút vốn FDI?

Doanh nghiệp FDI lấn át

Trên thực tế, công nghiệp chế biến, chế tạo đã chứng minh được tầm quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Sự thành công của hàng loạt các quốc gia như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… sau quá trình công nghiệp hóa, trở thành nước có thu nhập cao cho thấy, công nghiệp chế biến, chế tạo là con đường phát triển, là chìa khóa để tạo nên sự thịnh vượng.

Việt Nam với một nền kinh tế quy mô 100 triệu dân, muốn độc lập, tự chủ, thịnh vượng, tất yếu phải có một ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP lên mức trên 25%. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo là thách thức rất lớn hiện nay.

Tư nhân nhỏ bé, yếu thế, công nghiệp chế biến, chế tạo bị lấn át
Công nghiệp chế biến, chế tạo là chìa khóa để tạo nên sự thịnh vượng. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo Bộ Công Thương, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP của Việt Nam đã tăng từ 13,4% năm 2016 lên khoảng 16,58% năm 2020, nhưng còn xa mới đạt tiêu chí của các nước phát triển. Tại Trung Quốc, hàng chục năm qua ngành này đã đóng góp từ 25-27% GDP; Hàn Quốc trên 25%; Nhật Bản trên 20%. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng tương tự, Việt Nam kém xa Thái Lan với 25,3%; Malaysia 21,5%... Đấy là chưa kể, các nước phát triển như Hàn Quốc; Nhật Bản... đã dịch chuyển các cơ sở sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo ra nước ngoài, nên đóng góp thực sự còn lớn hơn rất nhiều.

Không những thế, cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế như: tính gia công, lắp ráp lớn, công nghiệp hỗ trợ được đề cập từ lâu, nhưng phát triển rất chậm, nhiều chỉ tiêu của công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp...

Hiện nay, cả nước có khoảng 122.000 DN chế biến chế tạo, chiếm 15,4% tổng số DN đang hoạt động. Tuy nhiên, chủ yếu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi chiếm tới 63% về doanh thu thuần và 61,3% về lao động. Một số lĩnh vực như điện tử, ô tô, xe máy, da và các sản phẩm da… hầu hết do khu vực FDI thống trị. Trong một số lĩnh vực mà DN tư nhân Việt Nam có lợi thế như may mặc thì DN FDI cũng chiếm tới 56%. Như vậy có thể thấy, DN FDI đang lấn át trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Thách thức lớn

Với DN FDI, phần lớn đầu tư vào công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam lại tập trung vào các nhóm thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chi phí nhân công và giá năng lượng thấp cũng như chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn là những lý do chính để đầu tư vào Việt Nam. Rất ít DN FDI cho rằng, tay nghề lao động cao hay chuỗi cung ứng trong nước có đủ năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam.

Khu vực tư nhân Việt Nam tham gia trong ngành chế biến chế tạo không chỉ chiếm tỷ lệ thấp mà còn chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi, chủ yếu tham gia vào các công đoạn có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp, chưa phát triển được thương hiệu.

Tư nhân nhỏ bé, yếu thế, công nghiệp chế biến, chế tạo bị lấn át
Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam là thách thức lớn hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà

Theo Tổng điều tra kinh tế năm 2021, giai đoạn 2016-2020, DN thành lập mới tại Việt Nam, chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Bình quân một DN tư nhân chỉ thu hút được 13 lao động, với vốn đầu tư 43,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn liếng chỉ tập trung chủ yếu ở 3% số DN tư nhân lớn, còn DN nhỏ và vừa có quy mô vốn chỉ từ 10-12 tỷ đồng.

Khoảng 97% số DN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh là DN nhỏ và vừa, trong đó tuyệt đại đa số là DN tư nhân. Trong số DN nhỏ và vừa thì 50% có doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm; khoảng 13% có doanh thu từ 3 đến 10 tỷ đồng/năm. Số DN có doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm chưa đến 1%. Sử dụng lao động ít, quy mô vốn nhỏ, doanh thu thấp, nên đại đa số DN tư nhân rất hạn chế trong việc thu hút nhân lực có tay nghề, trình độ; khó huy động tài chính; thiếu vốn đầu tư vào công nghệ, thiết bị, máy móc... Vì vậy, các DN tư nhân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Ngay cả những DN tư nhân lớn tham gia trong lĩnh vực chế biến chế tạo, cũng không xuất sắc. Theo Báo cáo 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE 500), do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia công bố, cho thấy, trong tổng số 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam thuộc 18 ngành thì có tới 266 DN thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 53,2%, một con số khá cao. Tuy nhiên, xem xét cụ thể thì thấy, 266 DN chế biến chế tạo, tập trung chủ yếu vào một số ngành thuộc nhóm thâm dụng vốn như: vật liệu xây dựng và khoáng phi kim loại khác (28 DN); sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa (18 DN); sản xuất kim loại (30 DN). Bên cạnh đó là nhóm thâm dụng lao động như: may mặc (23 DN); chế biến thực phẩm, đồ uống (có 90 DN), trong đó chủ yếu là chế biến thủy sản cho xuất khẩu.

Như vậy có thể thấy các DN chế biến chế tạo thuộc VPE 500 chủ yếu tập trung vào khai thác những lĩnh vực có lợi thế về nguyên liệu, hoặc thị trường. Đáng chú ý, thứ hạng của các DN chế biến chế tạo xếp trong danh mục không cao so với các nhóm ngành khác. Chỉ có khoảng 21 DN chế biến chế tạo lọt Top 50, trong khi có tới 156 DN xếp thứ hạng từ 300 trở đi. Còn trong Top 10 chỉ có 3 DN, trong khi ngành thương mại có tới 4 DN.

Mục tiêu tăng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP lên mức trên 25% trong giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ nặng nề. Bởi không chỉ tăng về sự đóng góp mà còn phải gắn với sự tham gia mạnh mẽ của lực lượng DN tư nhân trong nước, chứ không phải chỉ dựa vào mỗi DN FDI. Lúc này, phải dựa vào khối kinh tế tư nhân, song các DN tư nhân quá nhỏ bé, yếu thế và không có động lực, vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là rất thách thức.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những quốc gia sập “bẫy thu nhập trung bình” thường có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo kém phát triển, kém đa dạng với năng suất lao động thấp và một thị trường lao động ảm đạm (thiếu nhân lực có tay nghề, có trình độ cao). Việt Nam hiện đang hội đủ cả 3 yếu tố này.

Tư nhân nhỏ bé, yếu thế, công nghiệp chế biến, chế tạo bị lấn át
Chờ doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, Việt Nam còn xa mới 'hóa rồng'

Muốn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, phải dựa vào khả năng tự lực, tự cường của các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tuy nhiên, nhìn vào Việt Nam thì thấy một đội ngũ doanh nghiệp tư nhân rất nhỏ bé và yếu thế.

vietnamnet.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Mặc dù xây dựng sụt giảm, nhưng không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024,nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng, Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không, sản xuất linh kiện...
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

3 đề xuất của đại diện Intel Việt Nam với Thủ tướng về việc phát triển công nghiệp bán dẫn đã thu hút sự chú ý tại hội nghị mới đây ở Hà Nội.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast Auto vừa công bố tổ chức Lễ động thổ Dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại TP. Thoothukudi, bang Tamil Nadu (Ấn Độ) vào ngày 25/02.
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “cất cánh”.
Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Các nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp ngoài hệ thống của Toyota trong 4 năm qua thể hiện cam kết mạnh mẽ của hãng xe Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động