Tự lực quảng bá sản phẩm văn hóa dân tộc

Thời gian gần đây, người ta nhận thấy có một nỗ lực của các nghệ nhân cũng như những nhà hoạt động văn hóa và cả các doanh nghiệp, hướng tới việc sáng tạo nhiều hơn những sản phẩm mỹ nghệ mang đậm sắc thái dân tộc, nhằm đưa những giá trị vốn có trong di sản văn hóa dân tộc trở thành những sản phẩm gắn liền với đời sống thường ngày, góp phần loại trừ dần những sản phẩm của nước ngoài không còn thích hợp.
Tự lực quảng bá sản phẩm văn hóa dân tộc
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cơ sở sản xuất bức tranh khảm trai “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” Ảnh: Nguyễn Đình Toán

I. Cách đây không lâu, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra yêu cầu loại bỏ các vật phẩm tạo tác nguyên mẫu của nước ngoài đặt vào các không gian di tích lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng. Quan điểm của chúng ta không kỳ thị việc hưởng thụ những giá trị văn hóa của nước ngoài, nhưng cần bảo đảm không gian đậm sắc thái Việt tại di tích.

Và ngay với những không gian khác- nơi mà người dân toàn quyền lựa chọn những sản phẩm theo ý thích thì tùy theo thẩm mỹ của mỗi người, chúng ta cũng cần tạo ra sức thuyết phục để công chúng hướng tới sản phẩm thuần Việt chất lượng ngày càng cao. Thời gian qua, chúng ta ghi nhận nhiều mẫu mã khai thác từ các linh vật gần gũi với văn hóa Việt, như con nghê- vốn khá phổ biến tại các ngôi đình, đền làng xưa, nay đã có mặt trở lại trong các kiến trúc tín ngưỡng thay thế cho những linh vật ngoại lai và nhiều đình chùa cũng thay thế dần các đôi lọ lục bình gốm sứ Trung Hoa bằng những sản phẩm tương tự của Bát Tràng hay một số lò gốm danh tiếng trong nước.

Trên thị trường vật phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch, sau một thời tràn ngập và gần như chỉ có các sản phẩm hàng chợ nhập từ Trung Quốc, giờ đây bước đầu đã thấy nhiều hơn các sản phẩm mang mẫu mã nội địa. Đây là lĩnh vực mà ngành du lịch cần đầu tư nhiều hơn nữa để tăng nhịp chuyển đổi cơ cấu hàng mỹ nghệ, lưu niệm phù hợp với không gian khác nhau của du lịch, nhằm quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam ngay trong cộng đồng cũng như với du khách nước ngoài.

II. Chúng ta đã thấy những thành công khá bền vững trên một số lĩnh vực như thời trang, gốm sứ, ẩm thực..., tạo ra những sản phẩm có thương hiệu góp phần quảng bá hình ảnh đất nước cũng như giá trị văn hóa của nhiều vùng miền hay cộng đồng thành phần trong dân tộc Việt Nam. Ví như trên phương diện ẩm thực, ngoài hiện tượng như “Phở Clinton” hay “Bún chả Obama” tôn vinh đặc sản ẩm thực Thủ đô, ngay tại Hà Nội đã xuất hiện nhiều chuỗi công trong khâu thu gom vật liệu (gỗ), thực hiện theo đơn đặt hàng những mẫu mã của Trung Quốc. Những sản phẩm này khi xuất sang Trung Quốc thì được chủ hàng nước ngoài coi là hàng thô, tiếp tục đầu tư, tinh chế thành sản phẩm cao cấp hơn, gắn thương hiệu của họ và thu lợi gấp bội. Điều đáng nói không chỉ là giá trị gia tăng, mà gần như những ngành nghề này bị “đông cứng” bởi những mẫu mã đặt hàng, khiến năng lực sáng tạo sản phẩm mang sắc thái Việt bị giảm sút.

Tự lực quảng bá sản phẩm văn hóa dân tộc
Hai nghệ nhân Thanh Hóa bên dãy trống đồng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long

III. Một cuộc triển lãm gần đây của nhóm anh em trẻ mang tên “Hội quán Di sản”, tìm tòi khai thác một chiếc ghế cổ làm từ thời Mạc hiện còn tìm thấy trong một di tích, thiết kế lại trên cơ sở mô phỏng về hình dáng, kết cấu và họa tiết trang trí để tạo ra một mẫu ghế có thể phát triển thành nội thất sang trọng thay vì chỉ biết đến những mẫu mã rập khuôn của phương Bắc (đồ nhà Minh) hay của phương Tây (mẫu của triều Louis 16 của Pháp).

Hiện vật rất tiêu biểu của kiến trúc cung đình từ các thời Đinh, Tiền Lê (khai quật dược ở Cố đô Hoa Lư) cũng như Lý, Trần, Lê (Hoàng thành Thăng Long) là những đầu rồng, đầu phượng hay những lá đề chạm khắc các hoa văn rất tinh tế thể hiện trong các vật liệu xây dựng- trang trí rất đặc sắc khai quật được từ các di tích đã được tạo tác thành những vật trang trí, lưu niệm khá đẹp mắt trên các chất liệu sở trường của mỹ nghệ Việt như: Gốm sứ, đúc đồng, tạc gỗ... đã có mặt trong các cuộc triển lãm và trên thị trường đồ lưu niệm. Ở đôi nơi đã được ứng dụng vào các kiến trúc phục cổ.

Một trong những sản phẩm đạt chất lượng cao của mẫu mã này là chiếc đầu rồng (lấy nguyên mẫu từ di tích Hoàng thành Thăng Long), bằng gốm phủ men xanh dân gian do “Hội quán Di sản” tạo tác đã được Thủ tướng Việt Nam chọn làm quà tặng Tổng thống Hoa Kỳ. Điều đáng nói là món quà này đã được người nhận đánh giá cao bằng một lá thư riêng gửi cho người tặng. Người đứng đầu cơ sở sáng tạo ra sản phẩm này cho biết, anh chỉ làm thử nghiệm 5 sản phẩm với 5 loại men khác nhau để chọn lấy 1, sau đó đã đập vỡ khuôn và không bao giờ làm tiếp để bảo đảm tính “độc bản”. Còn để làm sản phẩm đưa ra thị trường thì chuyển sang mẫu khác với kích thước và chất men không trùng lặp.

“Hội quán Di sản” cũng giới thiệu một xu hướng sáng tạo là thu nhỏ với kích cỡ thích hợp, vật liệu thích hợp để các “bảo vật quốc gia” được đến gần với quần chúng hơn dưới hình thức các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp (bằng kim loại hay đá quý) và phổ thông bằng gốm hay nhựa tổng hợp. Bức tượng “Phật A di đà” nổi tiếng của Chùa Phật Tích hay Cột đá Chùa Giạm (đều ở Bắc Ninh) đã được thu nhỏ một cách tinh tế và trung thành với nguyên mẫu của bảo vật đã được giới thiệu trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

Mọi người đều nhớ tới cách đây ngót 4 thập kỷ, khi nhà nước ta quyết định sẽ đúc phục chế một trống đồng để tặng, đặt tại trụ sở Liên hiệp quốc, cả ngành luyện kim, các cơ quan công nghệ và văn hóa của cả nước mất rất nhiều công sức để làm sản phẩm này với chất lượng rất hạn chế. Nhưng giờ đây, nhiều sản phẩm trống đồng đã được tạo tác tinh tế. Những nghệ nhân Thanh Hóa thường nhắc tới sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, một dàn trống đồng cả trăm chiếc được các nghệ nhân đúc ra đã tham dự vào buổi trình diễn hoành tráng. Ở khía cạnh khác, việc đầu tư một lượng trống lớn như vậy đã trở thành một “cú huých” về nguồn lực (cả đầu vào lẫn đầu ra), giúp các nghệ nhân, hội nghề và doanh nghiệp tập trung được trí tuệ và tay nghề góp phần quan trọng vào những thành tựu trên lĩnh vực này.

Tự lực quảng bá sản phẩm văn hóa dân tộc
Tranh khảm trai và họa tiết in trên bình gốm miêu tả tích đức Trần Anh Tông ra đón vua cha về kinh

Một ví dụ khác thể hiện những khao khát sáng tạo và ứng dụng của người sáng tạo cũng như người sử dụng là những sản phẩm khai thác từ phiên bản của tác phẩm hội họa danh tiếng của đầu thế kỷ XIV. Đó là bức họa cổ “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” mà báo chí đã viết nhiều. Bức tranh dài hơn 3 m, rộng gần 30 cm vẽ 82 nhân vật trong khung cảnh đoàn tu hành của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông lúc này đã đi tu ở Vũ Lâm (Ninh Bình) trở về gặp xa giá của đức Trần Anh Tông ra đón vua cha về kinh. Khi tác phẩm này vừa được công bố qua một cuộc đấu giá của Bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc), lập tức được nhiều nghệ nhân hay những người yêu nghệ thuật quan tâm khai thác. Từ rất sớm đã có một họa sĩ ở Huế bố cục lại trên một không gian vuông vức để dựng lại bức tranh này bằng chất liệu sơn mài truyền thống; rồi một người giàu có ngay ở chân núi Yên Tử đã đầu tư cho các nghệ nhân phóng to bức tranh ấy dài tới gần hai chục thước phủ kín trên bức tường bằng gỗ quý của ngội nhà thờ Tổ bằng nghệ thuật khảm sử dụng một lượng rất lớn trai ốc quý nhập từ nước ngoài. Lại thấy trên bàn thờ có đôi lọ độc bình lớn trích đoạn bức tranh có hình ảnh hai vị vua (cha và con). Cũng tương tự như vậy, nhưng được khảm trên một tấm gỗ lớn với những điêu khắc họa tiết trang trí thời Trần, bức tranh ốc trai đúng kích cỡ với bản gốc với những nét khảm rất tinh tế của một nghệ nhân trẻ ở Bắc Ninh. Bức tranh này đã được Hội Sử học tặng Chủ tịch nước để cung tiến vào một không gian lịch sử liên quan đến Phật Hoàng và sự tích của chính bức tranh quý này.

IV. Những ví dụ tương tự tôi cho là không thể kể hết. Rõ ràng cần một chính sách quan tâm tới những sáng kiến, những nỗ lực mang tính khởi nghiệp - đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống.

Điều đó còn cho thấy, ngành Công Thương và Du lịch cần quan tâm hơn nữa để những nỗ lực từ cộng đồng trở thành hiện thực, làm phong phú thêm các sản phẩm trên thị trường, mà giá trị kinh tế gắn liền với hàm lượng văn hóa; trong đó có việc khai thác, quảng bá và tôn vinh những giá trị di sản của dân tộc Việt Nam.

Nhà sử học Dương Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Venezuela coi Việt Nam là hình mẫu phát triển, cam kết tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư Việt Nam

Venezuela coi Việt Nam là hình mẫu phát triển, cam kết tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham gia hội đàm với lãnh đạo Chính phủ Venezuela do Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro Moros chủ trì.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động