Từ Kẻng Mỏ đến Trường Sa - Ấm áp tấm lòng Tây Bắc

Giữa tháng 5/2016, trong chuyến đi đến Lai Châu, chúng tôi may mắn được đồng hành với đoàn công tác của Công ty Thủy điện Sơn La đến cột mốc số 18 thuộc xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Từ Kẻng Mỏ đến Trường Sa - Ấm áp tấm lòng Tây Bắc
Lựa đá tại cột mốc 18 - Thượng nguồn Sông Đà

Đón chúng tôi bằng cơn mưa rừng tầm tã, thời tiết Lai Châu trong những ngày đầu hè bỗng chốc dịu lại. Dọc theo con đường uốn lượn dẫn đến cột mốc, những câu chuyện rôm rả về Trường Sa được kể từ nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nguyên là lính Trường Sa); nhà văn Nguyễn Văn Thọ; lãnh đạo huyện Mường Tè và các chiến sỹ đồn biên phòng Ka Lăng dường như kéo dài không ngớt.

“Góp đá xây Trường Sa”

Nhắc đến Trường Sa – huyện đảo thiêng liêng của Tổ quốc, có lẽ ai cũng cảm thấy thân thương. Giống như biết bao hòn đảo nằm rải rác dọc theo mảnh đất hình chữ S, phần máu thịt nằm giữa biển khơi của Tổ quốc không chỉ là một mảnh đất đơn thuần mà còn giữ nhiệm vụ cao cả là phên dậu cho đất nước. Xa đất mẹ, khó khăn trong di chuyển, thiếu thốn trăm bề nhưng những người lính, những người dân vẫn lặng lẽ kiên trì bám giữ, bảo vệ mảnh đất thân thương giữa biển khơi mênh mông của Tổ quốc.

Nếu như trước đây, mỗi chuyến đi đến Trường Sa là muôn vàn khó khăn vất vả thì dần dần, những chuyến đi đang nhiều hơn và bớt đi phần nào vất vả. Có một điểm tương đồng của hầu hết của các chuyến đi đến Trường Sa là dấu ấn sẽ trở thành trải nghiệm không thể quên, thành những ấn tượng mang theo trọn một đời. Và có lẽ, ước ao góp một phần công sức cho mảnh đất thân yêu ấy là ước mơ không của riêng ai.

Ước mơ là thế, tuy nhiên, cách thực hiện ước mơ của vị giám đốc nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á lại hơi khác thường. Giữa cuộc nói chuyện rôm rả về Trường Sa, ông Hoàng Trọng Nam – Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La - thổ lộ: “Hưởng ứng phong trào "Góp đá xây Trường Sa" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, chúng tôi muốn chuyển đến Trường Sa một hòn đá cuội được lấy từ thượng nguồn sông Đà cùng một phần kinh phí xây dựng đảo”.

Đoàn công tác đến thượng nguồn khi trời vẫn đổ mưa tầm tã. Giữa mây mù đang vần vũ núi đồi, những hòn đá đủ hình thù, màu sắc nằm hiền ngoan bên bờ suối chờ mưa rửa bớt những lớp bụi đất, rêu đá bám quanh. Không rõ vì ý nghĩa chuyến đi hay vì các anh công trường đã quen với mưa rừng mà giữa cơn mưa ấy, chẳng ai mặc áo mưa, chỉ đội trên đầu độc nhất một chiếc mũ công trường mặc cho áo ướt, chân trơn. Dường như hiểu được sự tò mò của nhà báo vì hành động “không giống ai” của mình, ông Hoàng Trọng Nam ngắn gọn: “Người ra Trường Sa thường có thói quen nhặt một vài viên đá về làm kỷ niệm. Nhưng nếu ai đến cũng nhặt đá mang về thì đá nhiều mấy cũng hết. Vả lại, đây là hòn đá được lấy từ địa đầu Tổ quốc, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt. Tặng đá cho Trường Sa, tôi muốn những chiến sỹ, những người con đang thầm lặng bảo vệ bình yên cho biển đảo luôn thấy ấm lòng khi cảm nhận được những tình cảm rất thật tâm từ Tây Bắc”.

Từ Kẻng Mỏ đến Trường Sa - Ấm áp tấm lòng Tây Bắc

Kỳ lạ là “chiến lợi phẩm” cuối cùng được tìm thấy trùng khớp với thời điểm cơn mưa bắt đầu ngớt dần rồi ngưng hẳn. Nâng trên tay hòn đá tròn, nâu bóng, còn ướt đẫm nước mưa và đôi chỗ vương bùn đỏ, bất chợt tôi suy nghĩ, có lẽ người đang chịu trách nhiệm quản lý một trong những công trình trọng điểm của đất nước muốn gói gọn hình ảnh Tây Bắc gửi ra huyện đảo. Màu nâu đỏ của hòn đá vô tình trùng khớp hoàn toàn với màu đất đặc trưng Tây Bắc. Bề ngoài tròn bóng cho thấy, hòn đá đã được nước sông Đà bào mòn rất lâu. Hòn đá được lấy ngay tại vị trí Cột mốc số 18 – biên giới Việt Nam - Trung Quốc – địa điểm những người lính biên phòng cũng đang ngày ngày kiên định giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, trùng khớp hoàn toàn với vai trò phên dậu quan trọng của Trường Sa.

Rồi đây, thứ mùi nồng ngọt của đất, của nước, của núi rừng ngấm sâu trong lòng đá sẽ cùng thấm đẫm với mùi mặn mòi của nắng và gió biển. Tưởng tượng một ngày hòn đá “cập bến”, tự nhiên, không khí nói chuyện rôm rả dừng lại, nhường chỗ cho một khoảng trống im lặng kéo dài. Có lẽ tâm trí các thành viên trong đoàn đang thả trôi, dập dờn theo từng con sóng. Cũng trong khoảnh khắc ngắm nhìn hòn đá, khoảng cách địa lý xa xôi của Trường Sa trong lòng tôi đã được kéo lại - gần hơn bất cứ lúc nào.

Góp công xây nhà trạm biên phòng

Kéo dài những việc làm có ý nghĩa, cũng trong đợt công tác, đoàn đến Trạm biên phòng Kẻng Mỏ, thuộc Đồn Biên phòng Ka Lăng – Lai Châu.

Tại buổi tiếp xúc với các chiến sỹ, sau khi nghe Thượng tá Nguyễn Tiến Ngọc - Đồn trưởng đồn biên phòng - nói về những khó khăn, thiếu thốn của trạm biên phòng Kẻng Mỏ. Chứng kiến cảnh nhà trạm còn tuềnh toàng, đơn sơ, chưa có cột cờ kiên cố..., lãnh đạo Công ty Thủy điện Sơn La đã quyết định tài trợ kinh phí xây dựng nhà trạm và cột cờ kiên cố nhằm thay đổi diện mạo trạm - nơi tiếp xúc thường xuyên với khách nước bạn ở Vân Nam, Trung Quốc. Ngay sau chuyến công tác, lãnh đạo công ty đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các chiến sỹ của trạm triển khai khảo sát, thiết kế, lập dự án trình các cấp phê duyệt. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán để các chiến sỹ nơi đây được đón xuân trong ngôi nhà mới.

Chia sẻ về hành động ý nghĩa này, Thượng tá Nguyễn Tiến Ngọc bày tỏ: “Tôi rất xúc động trước tấm lòng của các cán bộ, công nhân viên Công ty Thủy điện Sơn La. Đây là sự động viên lớn, giúp các chiến sỹ nỗ lực hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình”.

Đoàn ra về khi những ánh nắng cuối ngày rực sáng dần trên bầu trời Tây Bắc. Những ấn tượng về chuyến đi ngắn nhưng đầy ý nghĩa vẫn còn vương vấn trong lòng tôi, càng vương vấn và cảm phục hơn vì tấm lòng sâu sắc của những kỹ sư tưởng như khô khan khi tiếp xúc hàng ngày với máy móc. Phía xa xa, nắng vẫn rực rỡ trên những ngọn đồi Tây Bắc...

Ông Hoàng Trọng Nam – Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La:

Đây là những việc làm thể hiện tâm tư, tình cảm và tấm lòng của toàn thể lãnh đạo và CBCNV Công ty Thủy điện Sơn La nhằm góp phần giữ vững biên cương và xây dựng hải đảo của Tổ quốc.

Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Quảng Ninh:  Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Xem thêm