Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số:

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng đội ngũ người có uy tín

Trong mỗi cộng đồng làng xã, thôn bản đều có những nhân tố được tập thể tín nhiệm, có vai trò dẫn dắt và có tiếng nói. Họ có thể là trưởng xóm, trưởng thôn, già làng, trưởng bản hay là những người cao tuổi của một dòng họ, cộng đồng có lối sống mẫu mực được bà con trong khu vực tin yêu, nể trọng. Ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, những cá nhân này không chỉ có tiếng nói trong cộng đồng mà còn là nhân tố tích cực, cùng với chính quyền lãnh đạo, tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở cơ sở.

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống
Phát huy vai trò người có uy tín - cầu nối gắn kết ý Đảng, lòng dân

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến đối tượng này. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng dân tộc Mông đã yêu cầu: “Ban Tổ chức Trung ương cùng với Ban Tổ chức và cán bộ của Chính phủ xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, cán bộ nghỉ hưu, lực lượng vũ trang… tham gia hoạt động trong vùng dân tộc Mông”. Đây là lần đầu tiên, nhóm người già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, cán bộ nghỉ hưu đã được nêu lên trong một văn bản quan trọng của Đảng với tư cách như một bộ phận chủ thể có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển tình hình kinh tế - xã hội của vùng dân tộc Mông.

Để cụ thể và sát hơn với tình hình thực tế khi vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản ngày càng được đề cao trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, Chỉ thị 45-CT/TW đã được ban hành, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 1996) yêu cầu: “Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương”.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, lần đầu tiên cụm từ “người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào dân tộc và ở địa phương” đã được nêu đích danh trong văn kiện của Đảng. Đây chính là căn cứ chính trị cho các văn kiện khác sau này về công tác dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003) cũng đã nêu rõ: “Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng dân tộc và miền núi”.

Tiếp theo đó, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) nhấn mạnh: “Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc”.

Đồng thời, nhiều các văn bản khác của Đảng sau này đã nhấn mạnh vai trò và yêu cầu phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn cử như: Kết luận 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Kết luận số 68-KL/TW ngày 10/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng cốt cán và phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người Hoa; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục yêu cầu: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số”

Cụ thể hóa đường lối của Đảng về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành một số nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị, quyết định, đơn cử như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số; Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 về phê duyệt Đề án tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số…

Từ những định hướng của Đảng, Chính phủ, hiện thực hóa công tác nâng cao vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách cho đối tượng này cũng đã được Chính phủ ban hành. Đồng thời, trong nhiều năm qua, các tỉnh, thành và Chính phủ cũng đã tổ chức các buổi gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu tại địa phương và trên toàn quốc để tuyên dương những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là những hạt nhân đoàn kết, tham gia thực hiện tốt Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phát huy tốt uy tín của mình tại xóm làng, thôn bản

Tại Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, người có uy tín được xác định: “Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo”.

Phát huy tinh thần này, ở nhiều địa phương trên cả nước, công tác dân tộc nói chung và việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung đã được triển khai sâu rộng. Nhiều người có uy tín đã thực sự là tấm gương sáng, đi đầu trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng chính quyền giữ ổn định trật tự, xã hội tại địa phương.

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống
Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và các đại biểu dự Hội nghị. Nguồn ảnh: nhandan.vn

Đơn cử như tại tỉnh Tuyên Quang, sau hơn 2 năm triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, đội ngũ những người có uy tín trên địa bàn tỉnh là “cánh tay” đắc lực vừa cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động, vừa tiên phong, làm gương để đồng bào DTTS noi theo.

Xã Linh Phú (huyện Chiêm Hóa) những ngày này đang nhộn nhịp các công trình xây dựng thuộc các Dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dẫn chúng tôi tham quan tuyến đường bê tông nội đồng Pác Hóp, anh Hoàn Văn Kín, cán bộ văn hóa xã giới thiệu: Riêng tuyến đường 250 m vừa được đưa vào sử dụng năm 2022, nhân dân thôn Pác Hóp đã hiến khoảng 1.000 m2 đất. Trong đó, bà Ma Thị Linh, người có uy tín của thôn, người đầu tiên trong thôn hiến đất với diện tích khoảng 60 m2. Trước đó, năm 2021, triển khai xây dựng tuyến đường liên thôn, bà Linh đã hiến khoảng 150 m2 để làm đường. Những tấm gương người có uy tín như bà Linh được cấp ủy, chính quyền xã luôn đề cao, tuyên truyền, biểu dương để phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín trên địa bàn xã, góp sức thực hiện thành công Chương trình.

Nhà văn hóa thôn Khuổi Ma, xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) đang chuẩn bị triển khai xây dựng. Công trình có diện tích 105 m2; 80 chỗ ngồi; Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng thỏa nỗi ước ao của 63 hộ là đồng bào dân tộc Mông bấy lâu nay không có nhà văn hóa. Anh Hoàng Ngọc Phương, Bí thư Chi bộ cho biết, thôn đang triển khai vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực để làm nhà văn hóa. Với thôn đặc biệt khó khăn, đó là điều không dễ dàng. Ông Ngô Văn Thanh, người có uy tín của thôn đã không ngại khó, ngại khổ cùng với chi bộ, thôn xuống từng hộ để tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu vì sao phải xã hội hóa để xây dựng công trình. 100% hộ đồng bào Mông đã chấp thuận. Thôn đang triển khai thu tiền của hộ dân.

Nhờ có vai trò của người có uy tín, dự án nâng cấp tuyến đường từ thôn Cây Thông đi thôn Cây Quéo, thôn Thắng Bình, xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên) nhanh chóng được giải phóng mặt bằng.

Được người dân tín nhiệm bầu là người có uy tín ở cộng đồng dân cư từ nhiều năm qua, ông Hoàng Văn Thiên, thôn Thắng Bình, xã Hùng Đức (huyện Hàm Yên) luôn phát huy vai trò, tiếng nói của mình trong những công việc chung của thôn, của xã. Xác định, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là chương trình mới, đối tượng thụ hưởng chính sách nhiều, ông Thiên tích cực tham gia các lớp tập huấn, tự nghiên cứu, tìm tòi để đồng hành với cấp ủy, chính quyền xã, thôn trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chương trình. Đầu năm 2023, bắt đầu triển khai dự án nâng cấp tuyến đường từ thôn Cây Thông đi thôn Cây Quéo, thôn Thắng Bình, ông cùng với chi bộ, thôn vận động nhân dân giải phóng mặt bằng không đền bù. Trong đó, đã có hàng chục hộ dân hiến đất với diện tích khoảng 2.500 m2.

​Thực hiện mục tiêu về thu nhập trong chương trình mục tiêu quốc gia, ông Triệu Quốc Khánh, Bí thư Chi bộ, người có uy tín thôn Khe Mon, xã Thái Hòa (Hàm Yên) tích cực phát triển kinh tế, nêu gương trong đồng bào DTTS.

Tuyên Quang hiện có 1.115 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 1.242 nam, 88 nữ. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trọng dụng, tin tưởng bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những tấm gương người có uy tín như ông Ngô Văn Thanh, ông Hoàng Văn Thiên, bà Ma Thị Linh được cộng đồng đánh giá cao và trân trọng ghi nhận, xứng đáng với niềm tin của Đảng, chính quyền và người dân. Phát huy đội ngũ người có uy tín, đổi mới công tác bồi dưỡng cho người có uy tín nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng cho người có uy tín là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Cả nước hiện có hơn 39 nghìn người có uy tín trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số tại 52 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, các tỉnh có số lượng người có uy tín đông gồm: Cao Bằng xây dựng được gần 2.300 người; Bắc Kạn: 1.192 người; Lạng Sơn: 1.916 người; Hà Giang: 1.897 người; Tuyên Quang: 1.132 người…

Người có uy tín tại các vùng dân tộc thiểu số luôn gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội và cộng đồng; thực sự là “chỗ dựa” quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận; tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; đi đầu trong các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu dân cư.

Thùy Linh - Bích Hằng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

Thanh Hóa đang rơi vào một cuộc khủng hoảng khan hiếm vật liệu xây dựng chưa từng có. Từ đất, cát, đến đá tất cả đều 'cháy hàng', tăng giá chóng mặt.
PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

PC Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tăng cường nhân lực và cấp điện an toàn, liên tục trong dịp lễ 30/4–1/5 vừa qua để phục vụ Nhân dân.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 5/5 đến 7/5/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón trên 700.000 lượt khách, tăng 48,9% so với năm 2024, doanh thu du lịch ước đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức Lễ Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Ngày 2/5, tàu cá BV 97879 TS bị nạn trên vùng biển Côn Đảo sau cú va chạm với tàu hàng BBC MERCURY, quốc tịch Liberia, 10 ngư dân bị nạn.
Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Ngày 2/5, đoàn công tác của Quốc hội đã dự lễ tưởng niệm các Anh hùng, liệt sỹ hy sinh tại Côn Đảo; tặng quà gia đình người có công trên địa bàn huyện.
Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Từ ngày 30/4 đến 2/5, thành phố Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt người tắm biển. Công tác an ninh, vệ sinh môi trường được bảo đảm.
Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm, chú trọng, qua đó góp phần tạo dựng uy tín, nâng tầm thương hiệu cho du lịch biển xứ Thanh.
TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh vừa có lời cảm ơn đến các đại biểu, nhân dân.

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn

Cuộc thi "Barista Teamwork" tại Gia Lai Coffee Festival 2025 là sân chơi kết nối đam mê, nơi các barista trẻ phô diễn tài năng và lan tỏa giá trị hạt cà phê.
‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4  - 1/5

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Mặc dù thời tiết không thực sự thuận lợi, nhưng du khách vẫn đổ về du lịch tại Sầm Sơn, nhiều người đã “choáng” với cảnh tượng dòng người đặc kín dọc bờ biển.
Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Tại Gia Lai Coffee Festival 2025, du khách có cơ hội tận tay tham gia vào quy trình làm nên một ly cà phê robusta đặc sản, từ rang, xay, chiết xuất đến nếm thử.
Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Hôm nay, ngày 1/5/2025, đánh dấu kỷ niệm 50 năm giải phóng các địa phương miền Tây Nam Bộ như: Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Tường, Bến Tre.
Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 30/4, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đón hàng vạn du khách về dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4, thành phố Huế tổ chức hợp long cầu qua cửa biển Thuận An.
TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Sở Công Thương TP. Huế triển khai kế hoạch xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ và bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Sơn La: Thống nhất giảm 125 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn La: Thống nhất giảm 125 đơn vị hành chính cấp xã

Tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, các đại biểu đã thông qua chủ trương sắp xếp 200 đơn vị hành chính cấp xã thành 75 đơn vị hành chính.
Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Sắc đỏ tràn ngập khắp các nẻo đường, ngõ phố ở Tây Nguyên, hòa cùng không khí tưng bừng chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng

Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử các đây tròn 50 năm, Thanh Hóa với vai trò là hậu phương lớn đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại năm ấy.
Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Hội thi quy tụ 15 đội từ các tổ chức cứu nạn - cứu hộ trên nhiều quốc gia đã mang đến không khí thi đấu chuyên nghiệp, sôi nổi trên bãi biển Đà Nẵng.
Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khắp các con phố tại Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, lan tỏa niềm tự hào dân tộc.
Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Tỉnh Bình Thuận đã thông qua chủ trương sắp xếp với tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, đồng thời ‘chốt’ số lượng đơn vị hành chính cấp xã.
TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

TP. Hồ Chí Minh sẽ bố trí 30 điểm bắn pháo hoa nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Mobile VerionPhiên bản di động