Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Cơn sốt trà mãng cầu đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, cho thấy nền tảng số là cách nông sản Việt thu hút người tiêu dùng, thoát cảnh "được mùa, mất giá", "giải cứu".
Nông sản, trái cây Việt có thua Thái Lan tại thị trường Trung Quốc? Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Không phải là thức uống quá xa lạ, nhưng trà mãng cầu bỗng trở thành hottrend (xu hướng, trào lưu) được cộng đồng săn đón sau khi một tài khoản tên Vy Anh (quê ở Long An) livestream bán hàng.

Hiện các clip chế biến trà mãng cầu của tài khoản Vy Anh trên TikTok liên tục nằm trong top xu hướng với lượt xem cao ngất ngưởng, từ vài trăm ngàn đến cả triệu lượt xem. Nhờ đó, có ngày quán trà mãng cầu của Vy Anh phải nhập hơn 100kg mãng cầu để phục vụ sức mua của các khách hàng.

Theo "hottrend", trà mãng cầu đã vào thực đơn các hàng quán, được quảng cáo khắp nơi trên mạng xã hội. Giá mỗi ly trà mãng cầu dao động từ 20.000 - 30.000 đồng. Điều này cũng đã kéo giá nguyên liệu chính là mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) tăng lên nhanh chóng từ 30.000 - 40.000 đồng/kg lên 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Các nhà vườn trồng mãng cầu gai tỉnh Sóc Trăng mấy ngày qua cũng đã hết sức bất ngờ khi thương lái đổ xô mua mãng cầu gai mà không cần lựa trái như trước, phần lớn mua xô với giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, mức giá này cao gần gấp 3 lần so với giá mãng cầu gai từ mấy tuần trước.

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh

Từ cơn sốt trà mãng cầu, có thể nhận thấy rằng, trong xu thế phát triển của nền kinh tế số, cách mạng công nghệ 4.0 thì việc bán hàng, quảng bá, nông sản trên các nền tảng số, mạng xã hội là vô cùng quan trọng, cấp thiết, không thể chần chừ triển khai. Đây sẽ là hướng đi để nông sản Việt Nam có đầu ra tốt hơn, cũng như đến được với người tiêu dùng và thị trường một cách bền vững, tránh được điệp khúc được mùa mất giá hay phải nhờ cộng đồng giải cứu.

Trao đổi với Báo Công Thương, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cho rằng, thế mạnh quảng bá nông sản qua nền tảng số đó là nhanh, hình ảnh trực diện, đối thoại được với thị trường. Khi có đủ niềm tin với những hình ảnh đó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn đối với sản phẩm, hàng hoá.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm, ứng dụng các nền tảng số là cách để nông dân đưa nông sản ra khỏi phạm vi vùng miền và thúc đẩy xuất khẩu. “Còn nếu người nông dân không tiếp cận và không tận dụng các nền tảng số để bán hàng, đưa nông sản đến trực tiếp tay người tiêu dùng thì nông sản vẫn phải qua khâu trung gian và chính họ sẽ bị động về giá cả- ông Thuỷ nhận xét.

Tuy nhiên, một thực tế là nhiều nông dân, bà con vùng nông thôn, miền núi chưa quen tiếp xúc với các kênh bán hàng hiện đại do vậy rất cần sự chung sức hỗ trợ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp. Vì thế, theo ông Thuỷ, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hỗ trợ, đào tạo kỹ năng để người nông dân sử dụng các thiết bị, công cụ số, cũng như đầu tư đưa đường truyền dẫn về với bà con. Qua đó, làm sao giúp nông dân có thể chụp ảnh, quay clip đưa lên TikTok, Youtube, hay trực tiếp livestream để bán hàng trên Facebook.

“Nông thôn, miền núi là vùng sinh thái an toàn, sạch sẽ, người nông dân thuần khiết, chất phác… Nếu quảng bá, giới thiệu nông sản, các sản phẩm đặc trưng một cách chân thật, nổi bật và tạo được xúc cảm thì nông sản có thể móc hầu bao người tiêu với giá mà người nông dân đặt ra, cũng như lan toả được giá trị nông sản một cách rộng rãi”- ông Thuỷ nói.

Ngoài ra, ông Thuỷ cũng cho rằng, yếu tố vô cùng quan trọng đó là thu hút được các doanh nghiệp lớn đến với nông dân, nông thôn, miền núi bằng tình yêu và trách nhiệm để dẫn dắt bà con sản xuất, dẫn dắt về ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các nền tảng số. Theo đó, khi chuỗi liên kết mà doanh nghiệp đứng ra làm trung tâm thì đây là thời cơ hội để bà con vùng nông thôn giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

Mới đây, liên tiếp các nông sản của Việt Nam như cam Cao Phong, sầu riêng Rio của Việt Nam có mặt trên kệ siêu thị tại Anh, đánh một dấu mốc về bước tiến về chất lượng nông sản Việt trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian tới ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Vương Quốc Anh đặt vấn đề: Nông sản Việt phải được sản xuất theo tiêu chuẩn Global G.A.P., phải đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng (không sử dụng hóa chất hay thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản độc hại), có khả năng truy xuất nguồn gốc. Doanh nghiệp phải làm chủ được công nghệ bảo quản và chuỗi cung ứng vận chuyển nhanh.

Đặc biệt, ông Nguyễn Cảnh Cường khuyến nghị, công tác xúc tiến xuất khẩu nông sản cần phải được tăng cường, thúc đẩy thường xuyên. Trong đó, ông lưu ý doanh nghiệp, nhà sản xuất quảng bá nông sản trên mạng xã hội cần kết hợp với quảng bá du lịch vùng miền có hình ảnh và âm nhạc hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ của thị trường mục tiêu.

Thời gian qua, triển khai Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh các địa phương và nền tảng mạng xã hội Tiktok tổ chức "Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho kinh tế tập thể và hợp tác xã" thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.

Khóa tập huấn được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, từng bước hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu và tham gia vào Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử thông qua phương thức livestream bán hàng trên nền tảng TikTok và các ứng dụng khác.

Đặc biệt, Cục Xúc tiến thương mại tập trung huấn luyện theo phương thức “học đi đôi với hành”, học kết hợp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, tìm hiểu thông tin sản phẩm, kế hoạch sản xuất, thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, chất lượng, khung giá bán, bảng phân loại sản phẩm và thời điểm thu hoạch.

Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương kỳ vọng, với chuỗi hoạt động này, các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ từng bước xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu sản phẩm tiềm năng của mình, tổ chức sản xuất, cung ứng các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Từ đó, nâng tầm giá trị thương hiệu của nông sản Việt Nam, giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương thành công, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Theo Bộ Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ về cải cách hành chính.
Tin Công Thương 15/5: Bưởi Việt rộng đường vào thị trường Australia

Tin Công Thương 15/5: Bưởi Việt rộng đường vào thị trường Australia

Ngày 15/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hanwha Energy về dự án điện khí LNG

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hanwha Energy về dự án điện khí LNG

Ngày 15/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hanwha Energy.
Nhờ công an hỗ trợ tìm người chuyển khoản nhầm 114 triệu đồng để trả lại

Nhờ công an hỗ trợ tìm người chuyển khoản nhầm 114 triệu đồng để trả lại

Công an thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã trao trả 114 triệu đồng cho ông Nguyễn Văn Ngọc là người đã chuyển khoản nhầm.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Ngày 15/5, tại Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC theo đề xuất của liên minh.

Tin cùng chuyên mục

Đặc sắc chương trình nghệ thuật

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Quà tháng Năm dâng Người'

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối nay 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật chính luận “Quà tháng Năm dâng Người".
Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Ngày 14/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Ngày 13/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Mobile VerionPhiên bản di động