Từ chuyện doanh nghiệp bỏ 'trận địa', làm gì để gạo Việt thoát cảnh 'vô danh' trên thị trường thế giới?

Những “trận địa” lớn như thị trường Hoa Kỳ, EU có thể không giúp doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng lớn, song lại có giá trị trong xây dựng thương hiệu gạo.
Thương hiệu gạo Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Doanh nghiệp chưa tạo được thương hiệu gạo Việt trong lòng người tiêu dùng quốc tế

Tại cuộc họp đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kể một câu chuyện rất đáng suy ngẫm. Đó là, dù các cơ quan chức năng phải mất rất nhiều công sức để mở cửa các thị trường khó tính cho gạo Việt như thị trường Hoa Kỳ, EU… nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ lỡ, không mặn mà gì với các “trận địa” này.

Lý giải điều này, “Tư lệnh ngành” Công Thương chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt vẫn thích xuất khẩu đi các thị trường dễ tính, ít đòi hỏi tiêu chuẩn sản phẩm, đồng thời sẵn sàng mua với số lượng nhiều. Còn các thị trường khó tính, dù giá cao, song doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao, phải chú trọng từ bao bì mẫu mã đến chất lượng sản phẩm… Điều này có thể là lý do khiến doanh nghiệp “ngại”, không muốn tìm cách xuất khẩu sang các thị trường này, mặc dù gạo Việt Nam đã được cấp phép.

Từ chuyện doanh nghiệp bỏ 'trận địa', làm gì để gạo Việt thoát cảnh 'vô danh' trên thị trường thế giới?
Gạo Lộc Trời bán ở siêu thị Pháp. Ảnh: Tập đoàn Lộc Trời

Đầu tiên, phải khẳng định rằng, để mở cửa cho một sản phẩm Việt “danh chính ngôn thuận” bước vào một thị trường nước ngoài không hề dễ dàng. Có những mặt hàng đã mất đến hàng chục năm, với hàng trăm cuộc kiểm tra, từ nguồn đất, nguồn nước, nguồn giống, loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đến màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm… Kèm theo đó là mồ hôi, công sức của các cơ quan Thương vụ, cơ quan ngoại giao nước ngoài, các Bộ, ngành trong nước. Đặc biệt, không thể không kể đến chi phí rất lớn dành cho các hoạt động này.

Tuy nhiên, nói như Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, khó đến mấy thì các cơ quan chức năng cũng nỗ lực hết sức để làm! Bởi câu chuyện của hạt gạo Việt không chỉ là câu chuyện của bát cơm người nông dân, câu chuyện an ninh lương thực trong nước, mà hơn thế là câu chuyện của thương hiệu Việt Nam - quốc gia đã đi từ đói nghèo, thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, cho đến hiện nay đã trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo, chung tay giải bài toán an ninh lương thực cho cả thế giới.

Chưa kể, hiện hạt gạo Việt Nam có chất lượng hàng đầu thế giới, thể hiện ở việc cứ đi thi là có giải. Gạo ST25 đã liên tiếp 2 lần được vinh danh gạo ngon nhất thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào với cả thế giới điều đó.

Có chất lượng, có sản lượng, có cả câu chuyện thật đẹp phía sau, chỉ thương hiệu gạo quốc gia là Việt Nam chưa có!

Đây chính là lý do khiến các cơ quan chức năng phải bằng mọi cách, mở bằng được “cánh cửa” dẫn gạo Việt vào các thị trường khó tính. Bởi chỉ khi xuất hiện ở những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… dưới hình hài của những bao gạo 5kg, 10kg, rõ logo doanh nghiệp, rõ xuất xứ từ Việt Nam, gạo Việt mới có được bước đệm hoàn hảo để xây dựng thành công thương hiệu. Đây là những thị trường rất lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, do đó, nếu đã thành công đưa vào thị trường này, dù sản lượng chưa cao, song gạo Việt Nam sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến. Khi đã biết đến, người tiêu dùng tại các thị trường này cũng không ngại trả giá cao cho sản phẩm.

Trước đây, trong một cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Duy Thuận, cựu CEO của Tập đoàn Lộc Trời đã bật mí về mức giá vô cùng cao của gạo Cơm VietNam Rice khi đưa vào chuỗi siêu thị Pháp. Đó là 4.000 Euro/tấn - cao hơn gấp gần 10 lần giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam. Sau khi giới thiệu thành công tại chuỗi siêu thị Pháp, gạo Cơm VietNam Rice cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “cháy hàng” nhờ nhu cầu rất cao của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp làm được như Lộc Trời không nhiều. Trong khi đó, đôi khi, những câu chuyện như bỏ thầu giá thấp bị các cơ quan phanh phui, lại trở thành những “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng đến hình ảnh của hạt gạo Việt.

Rõ ràng, gạo Việt Nam chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, song việc xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là đơn giản.

Nhìn vào bài học từ Lộc Trời, có thể thấy, để xây dựng được thương hiệu gạo, đó là cả một câu chuyện dài và chắc chắn tốn không ít chi phí. Tuy nhiên, thương hiệu là một giá trị vô hình mà nhờ đó, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm. Thương hiệu cũng là một giá trị vô hình để khẳng định vị thế của sản phẩm với hình ảnh quốc gia trên thị trường.

Dù quá trình xây dựng thương hiệu không dễ, song chắc chắn trên hành trình đó, doanh nghiệp không đơn độc. Các cơ quan chức năng đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong mở cửa thị trường. Trên hành trình xây dựng thương hiệu, các chương trình như Thương hiệu Quốc gia, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cũng đang đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, mới đây, hai “Tư lệnh ngành” Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức cuộc họp công khai để xin ý kiến về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia và nhận được sự đồng thuận rất cao. Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ là đơn vị hoạch định, tham mưu những chính sách lớn, tham mưu giải quyết những vấn đề phát sinh, vấn đề ngoại giao và cả xây dựng hình ảnh của ngành hàng lúa gạo cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững.

Như vậy, “bàn đạp” đã có. Chỉ cần doanh nghiệp không rời bỏ “trận địa”, chắc chắn, câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo sẽ dễ dàng hơn. Hạt gạo Việt sẽ thoát cảnh “vô danh” trên thị trường thế giới.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động