Từ Bộ Quốc dân Kinh tế tới Bộ Công Thương: Bộ mũi nhọn trong toàn bộ sự phát triển của đất nước

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ những phân tích về tiến trình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 8 thập niên qua của Bộ Công Thương.
Lãnh đạo Bộ Công Thương trao quà Tết tặng công nhân, gia đình chính sách tại Thái Bình Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện Tết tại EVNNPC Bộ Công Thương làm việc với PTC1 về công tác cấp điện dịp Tết và năm 2025

Bộ mũi nhọn

Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, sự có mặt của Bộ Quốc dân Kinh tế trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mang ý nghĩa như thế nào?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Bộ Quốc dân Kinh tế là Bộ có mặt ngay trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nghiên cứu quá trình 80 năm tồn tại từ Bộ Quốc dân Kinh tế đến Bộ Công Thương, có thể khẳng định đây là Bộ có sự thay đổi nhiều nhất về tổ chức, sáp nhập nhiều nhất, có nhiều biến động nhất về tổ chức, cơ cấu, chức năng, là Bộ mũi nhọn trong toàn bộ sự phát triển của đất nước.

Bộ Quốc dân Kinh tế như tên gọi của nó đề cập đến các vấn đề của đời sống, sản xuất ra của cải vật chất, mang lại sự giàu có cho công dân, cho các tổ chức sản xuất, cho các doanh nghiệp và cho Nhà nước. Nên ngay từ lúc đầu nó không mang tên là Bộ Công Thương mặc dù khi đó Bác Hồ gọi các nhà hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh là các nhà Công Thương.

Từ Bộ Quốc dân Kinh tế tới Bộ Công Thương: Bộ mũi nhọn trong toàn bộ sự phát triển của đất nước
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg. Ảnh: Cấn Dũng

Trong suốt thời kỳ chống Pháp, chúng ta vẫn xây dựng kinh tế ở các vùng tự do, kinh tế phục vụ cho cuộc kháng chiến. Từ năm 1950 có thêm kinh tế đối ngoại khi biên giới được mở cửa và thông thương với các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không chỉ tiếp nhận viện trợ vũ khí mà cả những vật dụng phục vụ cho đời sống người dân, cho nên Bộ Quốc dân Kinh tế lúc này là Bộ Kinh tế cũng phải chuyển theo xu thế ấy. Đến tháng 5/1951, nghĩa là chỉ sau một thời gian ngắn đã chính thức lấy cái tên gần như được tồn tại đến ngày hôm nay sau rất nhiều thay đổi là Bộ Công Thương.

Di sản cồng kềnh qua nhiều lần tinh gọn

Giai đoạn sau năm 1954 đánh dấu việc tổ chức Bộ Công Thương thành rất nhiều bộ, cơ quan mà con số lên đến trên 10 bộ. Theo ông, điều này phản ánh những thực tiễn gì?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đến năm 1955 khi miền Bắc đã được giải phóng, công việc đầu tiên là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là bắt tay tiến hành phục hồi kinh tế. Khi nhắc đến hai từ Công Thương là đã nhìn vào đối tượng làm ra của cải vật chất, tham gia vào phần quan trọng của nền kinh tế. Đó là hai lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp.

Từ Bộ Quốc dân Kinh tế tới Bộ Công Thương: Bộ mũi nhọn trong toàn bộ sự phát triển của đất nước
Nhà sử học Dương Trung Quốc

Đến năm 1958, khi miền Bắc hoàn thành bước đầu việc khôi phục kinh tế và bước vào cải tạo kinh tế - xã hội thì Bộ Công Thương được tách ra thành Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp.

Bộ Công nghiệp tiếp tục phát triển để rồi tách ra thành Bộ Công nghiệp nặng và Công nghiệp nhẹ. Để tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn thì Bộ Thương nghiệp tiếp tục được tách ra thành Bộ Nội thương và Ngoại thương. Sự tách này phần nào thể hiện sự phát triển đa lĩnh vực của chúng ta trên quy mô ngày càng lớn, tuy nhiên vẫn trong xu thế chung của quản lý lúc bấy giờ là chúng ta không tập trung mà lại được tách ra để khai thác nguồn nhân lực mà phần lớn là đội ngũ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến.

Những năm 60 của thế kỷ XX, chúng ta một mặt tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một mặt vẫn tiếp tục phát triển trên cơ sở tạo ra rất nhiều ngành khác nhau. Điều này có thể được chứng minh qua việc bên cạnh các Bộ Công nghiệp nặng và Công nghiệp nhẹ lại xuất hiện mô hình một số tổng cục như: Địa chất, Vật tư, Thủy lợi và Năng lượng. Mô hình này phải chăng để lại một di sản vừa cồng kềnh vừa không tập trung.

Năm 1975 có một sự kiện có thể nói cũng rất quan trọng là phát hiện ra dầu khí nên đã thành lập thêm Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt chỉ sau giải phóng miền Nam có vài tháng. Rồi sự chia tách lại được tiếp tục với năm 1981 là Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Bộ Lương thực thực phẩm lại chia thành Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực. Năm 1983 lại lập Ban Cơ khí và Ban Năng lượng thuộc Chính phủ, thêm nữa là Tổng cục Điện tử và Tin học.

Từ 1986 khi đất nước tiến hành Đổi mới, chúng ta lại chứng kiến xu hướng nhập lại các cơ quan từng là tiền thân của Bộ Công Thương. Để đến 2007 đã hợp nhất Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương và trở lại đúng tên gọi như đã có từ năm 1951.

Bắt kịp với thời đại

Từ bước đường hình thành, phát triển mà chúng ta đã đi qua, đã chứng kiến để lại những suy ngẫm gì cho ngày hôm nay, thưa ông?

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Kinh tế của chúng ta và toàn cầu lại ở trong thời kỳ thay đổi ghê gớm và năng lực hội nhập của Việt Nam rất mạnh mẽ. Điều này được chứng minh bằng nhiều văn bản hợp tác song phương và đa phương mà Việt Nam có mặt. Đó là sự thay đổi lớn. Nhưng thực tiễn vẫn đòi hỏi sự thay đổi theo tinh thần từ khi có đổi mới là một bộ máy tinh gọn và hiệu quả.

Dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ về kinh tế, thị trường tiêu thụ đòi hỏi thay đổi rất nhiều. Cho nên không lấy làm lạ là từ năm 2021 đặt ra vấn đề mà hôm nay chúng ta đang quyết liệt thực hiện là chuyện cải cách hành chính, thậm chí là cách mạng hành chính. Cải cách hành chính cuối cùng cũng vẫn là con người, là đội ngũ cán bộ để có thể phát huy năng lực tích cực, đồng thời phát hiện và từng bước khắc phục những yếu tố bất cập.

Điều này đặt ra từ lâu nhưng để nó trở thành hiện thực thì cần phải có hành động hết sức quyết liệt để đạt mục tiêu. Cho nên công cuộc cải cách bộ máy hành chính đang làm hôm nay cho thấy chúng ta có đủ cơ sở thực hiện được trên nền tảng từ lãnh đạo đến người dân đều nhận ra nguy cơ tụt hậu.

Thực tế đang cần người lãnh đạo sáng suốt, cần bộ máy có hiệu quả, mặt bằng xã hội có kỷ cương. Hai yếu tố không thể bỏ qua được là năng lực bộ máy nhà nước, trách nhiệm cá nhân, vai trò người đứng đầu và kỷ cương xã hội. Nên thời điểm này nói lại câu chuyện lịch sử một bộ như Bộ Công Thương có thể cho thấy rõ, đó vừa là tấm gương phản chiếu nền kinh tế của chúng ta, vừa để thấy đi cùng bắt kịp với thời đại không chỉ là vấn đề nội bộ mà còn là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi năng lực rất cao của bộ máy.

Xin cảm ơn nhà sử học Dương Trung Quốc!

Quang Lộc (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Sáng ngày 27/3, Đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang về tháo gỡ thúc đẩy phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Singapore hiện là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế vượt 80 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến, thúc đẩy 'bình dân học vụ số', tăng cường hợp tác công tư, sử dụng VNeID định danh người học.
Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Đây là nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới...".

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sáp nhập.
Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội tiếp tục đề nghị cần sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng chung thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch thứ nhất.
Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc có nên đánh thuế cao với mặt hàng vàng mã?
Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Việc sắp xếp lại chính quyền địa phương từ 3 cấp xuống 2 cấp và tinh gọn bộ máy quản lý hành chính sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân cả nước.
Năm 2026 cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Năm 2026 cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Chính phủ phấn đấu đến năm 2026 sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai, cần có chiến lược đào tạo dài hạn.
Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Nhiều ý kiến đề nghị có ưu đãi đối với lĩnh vực văn hóa và báo chí (áp dụng một mức thuế suất 10% hoặc kể cả 5% hoặc 0%).
Đề nghị xăng, điều hòa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề nghị xăng, điều hòa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là xăng và điều hòa nhiệt độ vì đây là những hàng hóa thiết yếu.
Chính thức khởi công Khu công nghiệp VSIP Thái Bình

Chính thức khởi công Khu công nghiệp VSIP Thái Bình

Ngày 26/3, Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ khởi công dự án Khu công nghiệp VSIP Thái Bình với tổng vốn đầu tư gần 212 triệu USD.
Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tối ngày 25/3, tại sân khấu bên bờ sông Hương, thành phố Huế, chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 chính thức diễn ra.
Bộ Công Thương được giao xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương được giao xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Chính phủ giao Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2025.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ nên cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi

Đại biểu Quốc hội: Chỉ nên cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội đề nghị, chúng ta chỉ cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi, còn nếu không vụ lợi thì cần khuyến khích.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu

Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu '3 không'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xóa sổ tàu “3 không”, đơn giản hóa thủ tục cho tàu cá tuân thủ quy định, hoàn thiện chính sách khai thác bền vững.
Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đánh dấu bước tiến lớn trong bảo vệ người tiêu dùng.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành

Theo Chủ tịch Quốc hội, cả nước hiện có 63 tỉnh, thành phố và tới đây sẽ có chủ trương sáp nhập một số tỉnh, thành với dự kiến khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành
Đại tướng Phan Văn Giang: Nhiều nước muốn tham gia diễu binh kỷ niệm 30/4

Đại tướng Phan Văn Giang: Nhiều nước muốn tham gia diễu binh kỷ niệm 30/4

Đại tướng Phan Văn Giang cho biết thông tin trên tại hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Sáp nhập tỉnh cần quan tâm đến vấn đề gì?

Sáp nhập tỉnh cần quan tâm đến vấn đề gì?

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn cho biết, việc sáp nhập tỉnh cần phải dựa vào nhiều yếu tố với các tiêu chí rõ ràng.
Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Sáp nhập tỉnh không chỉ tinh gọn bộ máy hành chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi để liên kết vùng phát triển, gia tăng giá trị kinh tế.
Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân, có tiền không tiêu được và yêu cầu giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công.
Mobile VerionPhiên bản di động