TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, bên cạnh những gam màu tươi sáng, bức tranh kinh tế những tháng cuối năm vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm.
Infographic: Bức tranh kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực Bức tranh kinh tế Việt Nam: Vui thôi đừng vui quá! Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng năm 2024 khá tích cực, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng những tháng cuối năm. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc
TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR. Ảnh NH

GDP quý III ghi nhận mức tăng trưởng 7,04% so với cùng kỳ năm trước và GDP 9 tháng tăng 6,82%, vượt xa so với kỳ vọng của các dự báo trước đó. Theo ông, động lực tăng trưởng đó đến từ đâu?

Theo phân tích của chúng tôi trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách kinh tế công bố, động lực của sự tăng trưởng quý III và 9 tháng năm 2024 chủ yếu đến từ thương mại toàn cầu kéo theo những lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và xuất khẩu.

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ của Việt Nam đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD. Trong đó có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là những mặt hàng công nghệ cao như: Máy vi tính, điện thoại thì đều tăng trưởng 2-3 con số trong suốt 3 quý vừa qua.

Bên cạnh đó, sự tăng trở lại của ngành da giày, dệt may và lĩnh vực nông nghiệp cũng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý là lĩnh vực nông nghiệp, trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế thì khu vực này đóng vai trò như “bệ đỡ”, còn trong giai đoạn hiện nay thì có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, sự phát triển ổn định, bền vững của khu vực nông nghiệp cho thấy những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với khu vực nông nghiệp đã bắt đầu phát huy hiệu quả và đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những động lực tích cực, nhiều dự báo vẫn cho rằng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024 vẫn đối diện với nhiều thách thức. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Đúng như vậy, tăng trưởng kinh tế bên cạnh những gam màu tươi sáng, thì bức tranh kinh tế Việt Nam vẫn còn những gam màu phải lưu ý, ví dụ như trong bối cảnh phức tạp, phân mảnh của địa chính trị thế giới có thể kéo theo xu thế thương mại không bền vững, không đi theo xu thế toàn cầu hoá của kinh tế thế giới, điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của những nền kinh tế mới nổi, trong đó có kinh tế Việt Nam, điều này có thể khiến kinh tế Việt Nam gặp phải những khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, khi có những rủi ro, nhất là cả những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ làm cho các chi phí đẩy trong hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng lên, kèm theo đó là những yếu tố liên quan đến sự biến động của sự thay đổi chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của các nền kinh tế thế giới, điều này có thể làm giảm động lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam – trong khi đây lại đang là một trong những động lực chính của nền kinh tế trong nước, do đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng những tháng cuối năm.

Trong năm 2024, sẽ đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.
Động lực của sự tăng trưởng quý III và 9 tháng năm 2024 chủ yếu đến từ thương mại toàn cầu kéo theo những lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và xuất khẩu. Ảnh: ST

Ngoài ra, sự khôi phục của các thị trường trong nước thời gian qua cũng là yếu tố đóng góp cho động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam 9 tháng. Nhưng động lực này vẫn đang được đánh giá chưa thực sự bền vững, và không có sự tăng trưởng mạnh mẽ như kỳ vọng trước Covid - 19, nếu trừ yếu tố lạm phát thì cầu tiêu dùng tăng đâu đó chỉ khoảng 5%, bằng một nửa so với trước dịch Covid-19. Như vậy, để thực sự khắc phục bất ổn cầu tiêu dùng trong nước và cầu tiêu dùng thế giới, Việt Nam vẫn cần lưu tâm đến sự phát triển bền vững của thị trường trong nước, trong đó bao gồm cả lĩnh vực du lịch, mua sắm, tăng cường khả năng chi tiêu của người dân, đảm bảo thu nhập người dân để họ yên tâm với việc tích luỹ và tiêu dùng trong tương lai. Muốn làm được như vậy thì việc cải cách chính sách thuế trong thời gian tới cũng cần lưu tâm để đảm bảo cho Việt Nam có một tầng lớp tiêu dùng trung lưu, qua đó đóng góp cho lĩnh vực tăng trưởng, tiêu dùng trong nước, đảm bảo động lực tăng trưởng ở cả “hai chân” là kinh tế đối ngoại và kinh tế nội địa được cân bằng.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cũng đã có những tín hiệu tích cực, ông đánh giá như thế nào về đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào tăng trưởng giai đoạn tới?

Trước hết, chúng ta thấy rất rõ qua số liệu của Tổng cục Thống kê quý III và 9 tháng, có sự gia tăng mạnh mẽ của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại thị trường, đặc biệt là tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực kinh tế tư nhân đã gấp đôi so với các nguồn vốn từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực kinh tế nhà nước, dù nửa đầu năm 2024 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có sự tăng trưởng và bứt phá ngoạn mục so với trước đây và so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, hay nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế cũng gia tăng để tạo cơ hội cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bức tranh so sánh như vậy thì sự quay trở lại thị trường và tăng mức vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực tư nhân đã cho thấy bức tranh tương đối sáng rõ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua.

Tôi cũng đồng tình với khảo sát của Ban Kinh tế tư nhân thời gian gần đây đã nhận định, sự phục hồi của kinh tế tư nhân đã sáng rõ, tạo sự hứng khởi cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy từ báo cáo kinh tế vĩ mô, khi so sánh nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực tư nhân trước và sau Covid-19 thì thấy, tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân vào ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể trong bối cảnh tỷ trọng đóng đóng góp của khu vực FDI và khu vực kinh tế nhà nước có giảm đôi chút. Tất cả điều đó cũng mang đến hy vọng, bức tranh tươi sáng hơn, hứng khởi, tự tin hơn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong nước thời gian tới. Đây sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong nước những tháng cuối năm.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng và thực hiện biện pháp kiểm soát chênh lệch giá.
Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Công ty CP Phú Thọ Land vừa huy động thành công 950 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với lãi suất cố định 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VnDirect nhận định nhu cầu tín dụng cao sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng, nhưng mức lãi suất được dự đoán sẽ tăng một cách kiểm soát.
Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Theo T.S Cấn Văn Lực, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu cơ hội, thách thức đối với xuất nhập khẩu trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ nhất khu vực châu Á.
Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Kể từ 24/12, chủ thẻ Nam A Bank chỉ cần sử dụng điện thoại có kết nối internet để thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần thẻ vật lý.
Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

VietinBank vinh dự được Tạp chí uy tín tại Anh - Global Banking & Finance Review trao tặng 02 giải thưởng cho hoạt động bán lẻ.
Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Theo TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Đây là nội dung hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Tổng cục Thuế và Báo Lao Động tổ chức chiều 18/12/2024, tại Hà Nội.
LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt đã được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế tiên phong và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính - chứng khoán.
Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là quyết sách chính trị lớn; tạo nguồn lực mới, 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động