Truyền thông chính sách: Thay đổi nhận thức để thống nhất ý chí và hành động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghi trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách tổ chức chiều ngày 24/11/2022.
Với chủ đề: "Nhận thức- Hành động- Nguồn lực", hội nghị được kết nối từ điểm cầu Trụ sở Chính phủ đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh & Xã hội; Báo Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

Thủ tướng Chính phủ: Truyền thông chính sách phải đến được với người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Truyền thông chính sách là nhiệm vụ chính trị của các cơ quan hành chính, cơ quan báo chí Ảnh: Cổng điện tử Chính phủ

Người dân là chủ thể hưởng thụ và phản hồi chính sách

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, truyền thông chính sách là phần quan trọng trong hoạt động truyền thông của Đảng, Nhà nước, trong đó có truyền thông của Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng.

Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước luôn xác định “dân là gốc”; người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển; mọi chính sách, pháp luật đều hướng tới người dân; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tham gia, trong đó có công tác truyền thông.

Thủ tướng Chính phủ: Truyền thông chính sách phải đến được với người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu gắn công tác truyền thông chính sách với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch Ảnh: Cổng điện tử Chính phủ

Thủ tướng chỉ rõ, làm tốt hơn công tác truyền thông chính sách để người dân hiểu, tự giác tham gia xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, hưởng thụ các chính sách và phản hồi để phát huy hoặc hoàn thiện chính sách. Vì vậy, Hội nghị cần rà soát lại những kết quả, hạn chế, nguyên nhân, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của công tác truyền thông chính sách; trong cả nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức bộ máy, nguồn lực, kiểm tra, giám sát... trong công tác truyền thông chính sách. Qua đó góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Kết quả khảo sát do Bộ Thông tin & Truyền thông tiến hành tại 59 cơ quan, bộ ngành địa phương cũng chỉ ra, chưa có sự nhất quán mô hình bộ phận chuyên trách về truyền thông; 40/59 cơ quan khảo sát chưa có đội ngũ truyền thông chuyên trách; nhân lực làm công tác truyền thông ở cơ quan nhà nước chưa được chuẩn hóa, thường là kiêm nhiệm các công việc khác.

Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đánh giá, công tác truyền thông chính sách thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã chủ động, tích cực tham gia quán triệt, phổ biến hiệu quả, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện.

Công tác truyền thông chính sách được đặt ở vị trí quan trọng trong chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương; được coi là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.

Công tác truyền thông chính sách đã được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, qua đó đã công khai, minh bạch các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”. Đã tạo được sự đồng thuận xã hội, góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tích cực, trở thành nguồn lực to lớn.

Truyền thông chính sách góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng góp ý, phản biện trong xây dựng chính sách, pháp luật. Tạo đồng thuận xã hội, góp phần đưa chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tích cực.

Thay đổi tư duy để tạo đột phá

Bên cạnh những kết quả tích cực, báo cáo của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng phân tích, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của công tác truyền thông chính sách như, một số bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng, đầu tư đúng mức công tác truyền thông chính sách. Nội dung và hình thức truyền thông còn đơn giản, nhìn chung mới một chiều, thậm chí có lúc, có nơi còn mang tính áp đặt, thiếu sáng tạo, thụ động. Vì vậy, chưa thu hút được công chúng, giảm hiệu quả công tác truyền thông.

Một số bộ, ngành, địa phương chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện truyền thông với các cơ quan báo chí, thậm chí có tình trạng né tránh khi được yêu cầu cung cấp thông tin… Khi ban hành các chính sách mới, chính sách có tác động lớn đến công chúng chưa chủ động xây dựng và tổ chức triển khai các phương án truyền thông để cung cấp thông tin và lắng nghe dư luận. Một số bộ, ngành, địa phương chưa dành đủ nguồn lực kinh phí cho truyền thông chính sách.

Tính tương tác hai chiều trong truyền thông chính sách còn hạn chế, nhất là việc lấy ý kiến của người dân và các đối tượng chịu ảnh hưởng trước khi ban hành chính sách.

Một số chủ trương chính sách chưa được truyền thông chủ động, kịp thời; người dân bị tác động, dẫn dắt bởi thông tin không chính thống. Một số vụ việc, vấn đề do lúng túng, thiếu chủ động xử lý dẫn đến “khủng hoảng truyền thông”. Trong thực tế, một số chủ trương chính sách đúng đắn nhưng do truyền thông không chủ động, kịp thời, dẫn đến người dân chưa hiểu rõ, hiểu đúng, thậm chí hiểu sai.

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông còn chưa chú trọng xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông về chính sách.

Đặc biệt, nhân lực cho công tác truyền thông chính sách vừa thiếu, vừa yếu, chưa được chuẩn hóa, nhất là cấp cơ sở; nhiều cơ quan, địa phương chưa hình thành được đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế. Chưa có công cụ đánh giá kết quả thực hiện truyền thông chính sách mang tính định lượng để đo lường kết quả và xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

Sau báo cáo của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và những ý kiến chỉ đạo, gợi mở của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các tham luận đã đi sâu phân tích, đánh giá sâu sắc, trách nhiệm, thẳng thắn, sát thực tế, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đang gặp phải như cơ chế, nguồn lực, kinh phí và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách trong thời gian tới, để “Sản phẩm từ Hội nghị sẽ ban hành một văn bản với hình thức, nội dung phù hợp và kết quả quan trọng là làm sao thống nhất nhận thức, hành động cho đúng, cho trúng, có hiệu quả, mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc, nhân dân” - như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Qua các ý kiến tham luận, có thể thấy rõ công tác truyền thông chính sách đang được các cấp, ngành và địa phương tổ chức thực hiện ngày càng khoa học, ứng dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ bên cạnh các sản phẩm báo chí, thông tin truyền thống theo hướng đi trước một bước, tạo nhận thức và đồng thuận xã hội, bảo đảm tương tác hai chiều trên cơ sở nắm bắt quy luật, nhu cầu, thói quen, tâm lý của các đối tượng chịu tác động bởi chính sách. Một số địa phương, bộ, ngành đã có quy hoạch, đổi mới phương thức thực hiện công tác truyền thông sáng tạo, đột phá, hiệu quả cao như Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Quảng Ninh... với nhiều chương trình, hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện…

Thái Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Tại hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta sáp nhập thì Bộ mới sẽ có sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn.
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng và làm việc tại Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 2 Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An).

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023.
Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Chiều ngày 28/12, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025.
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ông Vũ Đăng Minh, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo nghị định chính sách chế độ cán bộ khi tinh gọn bộ máy cần phải có cách giữ chân người tài.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Về thông tin nhân sự ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Đại tướng Nguyễn Tân Cương giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn tăng trưởng mạnh mẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động