Trường học ở Hà Nội được phép thu chi những khoản nào năm học mới?

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi văn bản hướng dẫn quản lý thu chi đến các trường học ở Hà Nội năm học mới 2023 – 2024.
Đón năm học mới ở huyện đảo Trường Sa Bộ đội Biên phòng hỗ trợ 325 học sinh khu vực biên giới dịp năm học mới

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, mức thu học phí được thực hiện theo Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường học phổ thông công lập trên địa bàn năm học 2023 - 2024.

Trường học ở Hà Nội được phép thu chi những khoản nào năm học mới?
Mức thu học phí năm học 2023-2024 được thực hiện theo Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội

Cụ thể, mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông khu vực thành thị (bao gồm các phường và thị trấn) là 300.000 đồng/học sinh/tháng.

Mức thu học phí khu vực nông thôn (các xã, trừ xã miền núi) là 100.000 đồng/học sinh/tháng, áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; cấp trung học phổ thông 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi (các xã miền núi) thu 50.000 đồng/học sinh/tháng, áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; cấp trung học phổ thông thu 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) và công khai, giải trình với người học và xã hội.

Cụ thể có các khoản được phép và không được phép thu chi đầu năm.

Những khoản thu được phép

Ăn bán trú, tiền ăn thỏa thuận với cha mẹ học sinh; chăm sóc bán trú không quá 150.000 đồng/ học sinh/ tháng; trang thiết bị phục vụ bán trú, đối với mầm non không quá 150.000 đồng/ học sinh/ năm, đối với Tiểu học, Trung học cơ sở không quá 100.000 đồng/ học sinh/ năm.

Tiền học 2 buổi/ ngày: Đối với học sinh Tiểu học không quá 100.000 đồng/ học sinh/ tháng; học sinh Trung học cơ sở không quá 150.000 đồng/ học sinh/ tháng.

Nước uống, Học sinh (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên) không quá 12.000 đồng/ học sinh/ tháng.

Bảo hiểm y tế học sinh: Thực hiện theo Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế - Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế.

Viện trợ, quà biếu, tặng, cho: Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán và được chi tiêu theo thỏa thuận với các đơn vị viện trợ, tặng, biếu và quy chế chi tiêu nội bộ của trường theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTV ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính…

Tài trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 29/201/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Quần áo đồng phục, phù hiệu: Thực hiện theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lẽ phục tốt nghiệp của học sinh và sinh viên.

Không được thu để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị của nhà trường

Theo như thông tư 55/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản tiền như sau.

Các trường sẽ được thu các khoản: tiền bán trú; học 2 buổi/ngày; học phẩm; nước uống học sinh; bảo hiểm y tế học sinh; dạy thêm, học thêm trong nhà trường; viện trợ, quà biếu, tặng, cho; thu chi tài trợ; quần áo đồng phục…

Việc không được thu theo điều 11 của quyết định trên đồng nghĩa với việc các cơ sở sẽ không được thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh: các cơ sở giáo dục thực hiện thu, chi các khoản thu khác phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội, thu nhập trên từng địa bàn.

Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (UBND quận, huyện, thị xã hoặc sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành".

Nhà trường thanh, quyết toán tiền học thêm đúng quy định hiện hành; mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua hội đồng trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm của đơn vị.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý: ngoài các khoản thu từ điều 3 đến điều 12 (trừ điều 11) của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND, các cơ sở giáo dục công lập không được thu khoản nào khác.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
An Giang: Huy động gần 500 người tham gia chữa cháy rừng tại núi Cô Tô, núi Dài

An Giang: Huy động gần 500 người tham gia chữa cháy rừng tại núi Cô Tô, núi Dài

Để đảm bảo kịp thời dập tắt các đám cháy tại núi Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang, hiện lực lượng chức năng vẫn đang triển khai nhiều giải pháp để chống cháy lan.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Hải Dương: Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh thu hút hàng nghìn du khách vào đêm khai trương

Tối 26/4, TP. Hải Dương tổ chức khai trương Phố ẩm thực Tuệ Tĩnh, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Đây là phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

An Giang: Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ như bom

Tối 26/4, một đám cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang. Ngọn lửa lan rộng kèm nhiều tiếng nổ lớn gây hoang mang.
Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Hiến kế để du lịch Khánh Hoà phát triển xanh và bền vững

Tại diễn đàn phát triển du lịch do Khánh Hoà tổ chức, nhiều giải pháp được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để du lịch địa phương phát triển xanh, bền vững.
Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Sự kiện là chuỗi các hoạt động được Bộ KH&CN tổ chức hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 nhằm đưa sở hữu trí tuệ đến gần với công chúng Thủ đô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động