Thiếu thuốc, vật tư y tế do cơ chế mua sắm, đấu thầu và tâm lý sợ sai của cán bộ Thiếu thuốc và vật tư y tế: Có phải chỉ do chậm đấu thầu? |
Nhiều nước trên thế giới công bố tình trạng thiếu thuốc kháng sinh khi các bệnh đường hô hấp lại xuất hiện, sau khi những hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 được dỡ bỏ, tình hình tại châu Âu đặc biệt nghiêm trọng.
Hiện nay, thuốc kháng sinh chiếm khoảng 70% tổng số dược phẩm được phân phối tại châu Âu nhưng chỉ nhận được 29% số tiền các cơ quan y tế quốc gia chi cho thuốc. Nhiều nhà sản xuất thuốc kháng sinh cho biết hệ thống đấu thầu và giá cả được quy định đã khiến lợi nhuận thuốc chạm đáy, doanh nghiệp dược cũng vì vậy mà liên tục cắt giảm sản lượng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu thuốc, thiết bị vật tư y tế là thách thức dai dẳng, không phải là hiện tượng mới nhưng đặc biệt nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch Covid-19.
Điều này ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người dân ngay ở các quốc gia có nền y tế phát triển như các nước như Anh, Pháp, Italy, Hoa Kỳ, nhất là các thuốc cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống ung thư, thuốc tiêu hóa, thuốc kháng độc bạch hầu, vaccine khẩn cấp cho bệnh sốt vàng, các thuốc-sinh phẩm từ huyết tương từ máu người.
Trước tình trạng này, Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc hiếm; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm thuốc.
Bộ Y tế chỉ đạo đảm bảo nguồn cung thuốc, thiết bị y tế |
Số liệu thống kê cho thấy, tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực tại thời điểm hiện nay của nước ta trên 22.000 thuốc, trên 100.000 chủng loại trang thiết bị y tế còn hiệu lực.
Để đảm bảo công tác khám chữa bệnh, lãnh đạo Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung, đặc biệt đối với thuốc hiếm; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị y tế trực thuộc bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.
Đến nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, mặc dù vẫn xuất hiện tình hình thiếu cục bộ tại một số cơ sở y tế địa phương.
Theo báo cáo của 1.076 sơ sở y tế trên toàn quốc với Bộ Y tế trong tháng 10/2023, có 67,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng đã thuộc cho hoạt động khám, chữa bệnh. 38,59% đơn vị báo cáo cáo có tình trạng thiếu cục bộ.