Trước tác động của dịch nCoV: Bộ Công Thương sớm có kịch bản ứng phó cho hoạt động giao thương

Chiều 30/1, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp của Bộ Công Thương trong việc đảm bảo hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh dịch cúm do virus Corona đang bùng phát, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, sẽ có giải pháp vừa đảm bảo ngăn chặn dịch lây lan vừa duy trì hoạt động giao thương thông suốt.

Không để người dân rơi vào vùng xoáy của dịch

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Chính phủ về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch nCoV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và nhiều quốc gia, có nguy cơ bùng phát mạnh hơn.

truo c ta c do ng cu a di ch ncov bo cong thuong so m co ki ch ba n u ng pho cho hoat dong giao thuong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cả hệ thống chính trị vào cuộc để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, không để người dân rơi vào vùng xoáy của dịch

“Trước tình hình đó, Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp mạnh, tuy nhiên, cần có những biện pháp mới, mạnh mẽ hơn nữa” - Thủ tướng nói và đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí thư và Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng về phòng chống dịch nCoV với tinh thần quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, chống dịch như chống giặc, cả hệ thống chính trị vào cuộc để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, không để người dân rơi vào vùng xoáy của dịch.

Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương vào cuộc tích cực hơn, không để tình trạng chủ quan, không được coi tình hình bình thường mà phải thấy tình hình nóng bỏng hơn vì bệnh lây lan nhanh.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến 12h00 ngày 30/1 thế giới đã ghi nhận 7.819 trường hợp mắc nCoV, trong đó có 170 trường hợp tử vong (trong đó 162 trường hợp tử vong tại TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). So với ngày 29/1, số ca mắc tăng 1.760 trường hợp, số trường hợp tử vong tăng 38 trường hợp. Trong đó, tại Trung Quốc đã ghi nhận 7.714 trường hợp tại 30/31 tỉnh, thành phố, còn trên thế giới ghi nhận 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có người bị nhiễm nCoV với 105 ca.

Cũng theo Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện đã phát hiện 3 công dân Việt Nam bị nhiễm vi rút nCoV, một người đang điều trị ở bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, 2 người còn lại điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ở Đông Anh, Hà Nội. Ngoài ra, có 2 trường hợp mắc bệnh là người Trung Quốc; và 65 trường hợp nghi ngờ đã được xét nghiệm loại trừ; 32 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi, điều trị, chờ kết quả xét nghiệm; 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm nCoV.

Để đối phó với dịch bệnh, Bộ Y tế đã lập 40 Đội phản ứng nhanh của Bộ về dịch nCoV để hỗ trợ tăng cường cho các địa phương khi có yêu cầu, đồng thời xây dựng 4 phương án để ứng phó với 4 cấp độ dịch bệnh. Đã kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị, đặc biệt tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở y tế, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân và phòng chống nhiễm khuẫn tại bệnh viện.

Bộ Y tế cũng đã hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giao ban trực tuyến có điểm cầu Trung tâm là Bộ Y tế và 21 điểm cầu là các bệnh viện đang tiếp nhận, cách ly, điều trị các trường hợp nghi nhiễm nCoV hoặc có thể xuất hiện các trường hợp nghi nhiễm nCoV, để trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quá trình điều trị từ ngày 29/1. Bộ Y tế cũng đề xuất thành lập 5 đoàn đi kiểm tra các địa phương, nhất là những tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc và đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc cấm các tour du lịch và cấm nhập cảnh đối với người đến từ vùng có dịch.

Quyết liệt ngăn chặn dịch cúm corona nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động giao thương hàng hoá

Tại cuộc họp, báo cáo về tình hình đảm bảo cung - cầu hàng hoá, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: trong dịp Tết Nguyên đán 2020, nhất là sau ngày 23 tháng Chạp, thị trường trong nước rất sôi động, hoạt động mua, bán phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng từ 15-20% so với tháng trước đó và tăng 10-15% so với cùng kỳ.

truo c ta c do ng cu a di ch ncov bo cong thuong so m co ki ch ba n u ng pho cho hoat dong giao thuong
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ngăn chặn dịch cúm nhưng cũng cần có giải pháp để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu

Và “nhu cầu hàng hoá của nhân dân trong dịp Tết cơ bản được đảm bảo” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo và cho biết, giá cả hầu hết các mặt hàng đều ổn định, trừ mặt hàng thịt lợn, dù nguồn cung được đảm bảo song giá có tăng cao hơn so với mức bình quân của các năm do tác động của dịch tả lợn châu Phi.

Trong công tác quản lý thị trường, Bộ trưởng Trấn Tuấn Anh báo cáo, cùng với các lực lượng chức năng khác, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

“Do đó, trong thời gian trước và trong dịp Tết Nguyên đán đã không xảy ra các vụ việc vi phạm lớn liên quan đến hàng lậu, hàng cấm, gây ra bất ổn trên thị trường” – Bộ trưởng nói và cho biết thêm, trên thực tế tại các địa phương vẫn còn tình trạng đốt pháo nổ trong đêm Giao thừa và hiện các địa phương đang xác minh để xử lý.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, liên quan đến các mặt hàng phục vụ sản xuất, như: xăng dầu, khí hoá lỏng… Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp áp dụng kịp thời và có hiệu quả các công cụ điều tiết giá, và sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu nên giá xăng, dầu trong nước đã giảm nhẹ trong khi giá bình quân trên thế giới đang có xu hướng tăng, đã giúp ổn định thị trường cho cả đối tượng người tiêu dùng và các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.

Về tình hình cung ứng điện trong dịp Tết, Bộ trưởng cho biết, năm nay, nhu cầu điện giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, do đó, việc cung cấp điện được đảm bảo cho cả nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên toàn quốc.

Trước vấn đề “nóng” nhất thời điểm hiện nay – dịch nCoV – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo: có 3 loại hình thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể là hình thức xuất, nhập khẩu chính ngạch; hình thức tiểu ngạch và hình thức trao đổi thương mại của cư dân biên giới với mặt hàng xuất khẩu trọng điểm là nông sản.

“Trước yêu cầu phòng, chống dịch nCoV, hiện phía Trung Quốc đã chính thức đề nghị tạm dừng hoạt động trao đổi thương mại giữa hai địa phương là Quảng Tây và Vân Nam với các địa phương tiếp giáp của phía Việt Nam đến hết ngày 10/2” – Bộ trưởng nói và nhận định, với nguy cơ bùng phát và lây lan nhanh của dịch nCoV thì nhiều khả năng thời hạn tạm dừng này sẽ còn kéo dài hơn mốc thời gian nói trên. Do đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, để đối phó với tình hình này, một mặt chúng ta phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ngăn chặn dịch cúm nhưng cũng cần có giải pháp để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản của các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Về giải pháp của Bộ Công Thương, Bộ trưởng cho biết đã giao các đơn vị chức năng của Bộ tiến hành nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp ứng phó với những tình huống căng thẳng nhất có thể xảy ra, trong đó có tính đến việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác ngoài Trung Quốc để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản nói riêng, hàng hoá trong nước nói chung cho người sản xuất và doanh nghiệp.

“Trong khoảng 5-7 ngày nữa, Bộ Công Thương sẽ hoàn thành báo cáo trình Thủ tướng về những giải pháp ứng phó” – Bộ trưởng báo cáo Chính phủ.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Quà tháng Năm dâng Người”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Quà tháng Năm dâng Người”

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối nay 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật chính luận “Quà tháng Năm dâng Người".
Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Ngày 14/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Ngày 13/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Mobile VerionPhiên bản di động