Chiều thứ Năm (06/9), nhân dân tệ ở mức 6,84 so với đô la Mỹ. Chính sách tiền tệ của Bắc Kinh trong tháng này đứng ở ngã tư đường. Triển vọng của đồng nhân dân tệ cuối cùng sẽ dựa vào việc liệu chính quyền Mỹ có thực hiện mối đe dọa đánh thuế thêm với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc hay không. Rodrigo Catril, nhà chiến lược tiền tệ cao cấp tại Ngân hàng Quốc gia Australia cho rằng, trong kịch bản có tăng thuế ngay lập tức, gần với 20% hơn là 10% trong các đe dọa sắp tới, thì mốc tỷ giá 7 nhân dân tệ (CNY) có nhiều khả năng không bị vi phạm. Do đó, hiện tại, các chuyên gia ngân hàng đang hướng tới kịch bản nhẹ nhàng hơn cho phép CNY giao dịch trên mức 7. Đồng tiền này đã giảm 11 tuần liên tiếp đến ngày 24/8, một kỷ lục phản ánh chính sách tiền tệ lỏng lẻo hơn, tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung và một đồng đô la Mỹ mạnh vượt trội.
Lo ngại về dòng vốn chảy sang các thị trường phát triển, Bắc Kinh đã triển khai lại các biện pháp để ổn định tiền tệ có quản lý, bao gồm phương pháp tính toán gọi là yếu tố phản chu kỳ (CCF) nhằm duy trì trung điểm hàng ngày của đồng nhân dân tệ với giá trị tương đối ổn định. Nói một cách đơn giản, chiến lược này xuất hiện nhằm bảo vệ tiền tệ khỏi sự tấn công của các nhà đầu cơ thị trường. Teck Leng Tan, giám đốc và nhà phân tích ngoại hối của UBS CIO Wealth Management cho biết, dưới áp lực với đồng nhân dân tệ, tăng trưởng yếu hơn và xung đột thương mại Mỹ- Trung dường như tồi tệ hơn, “các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng tỏ ra khoan dung hơn với sự suy giảm của đồng nhân dân tệ, phù hợp với thị trường ngoại hối nói chung”. Ông Tan cũng cho rằng không thể loại bỏ mức tăng đáng kể đến ngưỡng 7 nhân dân tệ so với đô la Mỹ nếu xung đột thương mại leo thang hoặc nếu dữ liệu kinh tế Trung Quốc xấu đi trong những tháng tới.
Theo bình quân của 31 dự báo được khảo sát trong tháng 8 và cập nhật lại khi tính đến các biện pháp ổn định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào cuối tháng 8, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có khả năng sẽ kết thúc năm nay ở mức 6,95 so với đô la Mỹ. Nhà chiến lược tiền tệ Sim Moh Siong của Singapore cho rằng “rất khó để tỷ giá USD/CNY vượt quá 7.0 theo cách bền vững vì có nhiều hơn các công cụ chính sách mà Trung Quốc nếu cần thiết có thể tạo thêm áp lực giảm giá CNY”. Tuy vậy khả năng đồng nhân dân tệ có thể trượt dốc trên mức 7 so với đô la Mỹ trong một kịch bản bùng phát khi Tổng thống Trump “nhanh chóng bật bèn xanh cho thực thi vòng thuế quan đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc lần thứ nhất và thiết lập con đường đi đến 200 tỷ USD tiếp theo”.
Trung Quốc đang phải đối mặt với sự giám sát từ Washington không chỉ về sự mất cân đối thương mại mà còn cả chính sách tiền tệ. Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, Trump cho rằng Trung Quốc và Liên minh Châu Âu “hoàn toàn” thao túng tiền tệ của họ. Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố báo cáo giữa kỳ hàng năm tiếp theo về thực tiễn ngoại tệ vào tháng 10. Trong đó, mặc dù Trung Quốc không được đặt tên như một kẻ thao túng tiền tệ như trong báo cáo tháng 4, nhưng vẫn nằm trong danh sách theo dõi của các quốc gia có chính sách ngoại hối đáng ngờ.
Bắc Kinh rất muốn tránh bị gán nhãn kẻ thao túng, nên có thể “tự thực hiện” và thúc đẩy cho chính sách thương mại của Mỹ, theo nhà kinh tế Rob Carnell. Sự mất giá thêm nữa của đồng nhân dân tệ sẽ “chọc tức” tổng thống Donald Trump và “mang về các khoản phí thao túng tiền tệ, và các mức thuế hơn nữa…” nhưng nếu có thể quản lý tiền tệ của mình, Trung Quốc chắc chắn sẽ không cho phép đồng nhân dân tệ trượt dốc.