Trung Quốc hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong bối cảnh đe dọa leo thang thuế quan

Trung Quốc đã chặn lại các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ dự kiến được lên kế hoạch trong vài ngày tới của tuần cuối tháng 9, khiến cho triển vọng giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng trở nên mờ nhạt hơn nữa.
trung quoc huy bo cuoc dam phan thuong mai voi my trong boi canh de doa leo thang thue quan
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến sẽ có cuộc đàm phán thương mại tại Washington D.C tuần 27-28/9 nhưng đã hủy bỏ

Quyết định rút khỏi cuộc đàm phán đưa ra sau sự leo thang mới nhất trong căng thẳng thương mại giữa hai nước. Ngày 17/9, Tổng thống Trump đã chính thức công bố mức thuế mới đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức tuyên bố trả đũa bằng mức thuế đánh vào 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Sau đó, Tổng thống Mỹ kiên quyết trả đũa tiếp bằng cách tung ra thuế quan mới đánh vào 257 tỷ USD các hàng hóa khác của Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không bẻ cong các chiến thuật áp lực của Mỹ. Bằng cách từ chối tham gia các cuộc đàm phán thương mại, Bắc Kinh đang theo đuổi cam kết của mình để tránh đàm phán dưới sự đe dọa từ Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo ngày 21/9, bày tỏ hy vọng phía Mỹ sẽ có biện pháp để sửa chữa “những sai lầm của họ”.

Việc đánh thuế trả đũa lẫn nhau sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9, đưa Trung Quốc và Mỹ đến gần một cuộc chiến thương mại toàn diện hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh thông báo sẽ không tham gia các cuộc đàm phán mới với Washington vào tháng tới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã gửi lời mới tới Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cách đây hai tuần để đề nghị cuộc vòng đàm phán thương mại mới giữa hai bên. Các quan chức của Trump nhận thấy các đề nghị từ Bắc Kinh – phần lớn liên quan đến việc mua nhiều sản phẩm nông nghiệp Mỹ và các sản phẩm khác của Mỹ- không đủ để giải quyết nhu cầu của Nhà Trắng về một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc.

Ban đầu, Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn – người đã dẫn đầu đoàn Trung Quốc tham dự phiên đàm phán ở Mỹ hồi tháng 8, sau đó Phó Thủ tướng Lưu Hạc dự kiến sẽ có chuyến đi đến Washington ngày 27-28/9 cho phiên đàm phán thương mại mới. Nhưng sau động thái của Trung Quốc ngày 21/9, quan chức Nhà Trắng cho biết “không có cuộc họp nào được lên lịch bây giờ”, dù Mỹ “cố gắng đạt được con đường tích cực phía trước nhưng đòi hòi Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán một cách tích cực”. Cho dù cả hai nước tiếp tục đàm phán thương mại ở cấp cao có thể hình thành con đường cho thuế quan tương lai bị đe dọa bởi chính quyền Trump. Trump dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chính thức để bắt đầu quá trình đánh thuế tiếp theo, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ bao gồm hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, tổng giá trị 505 tỷ USD năm 2017.

Trong khi mối đe dọa nhiều thuế quan hơn có thể tăng áp lực lên Bắc Kinh, thì quy trình hành chính thực tế- bao gồm cả việc tổ chức phiên điều trần công khai, nhận được ý kiến công chúng và tiến hành nghiên cứu tác động nội bộ- sẽ mất vài tuần trước khi bất kỳ biện pháp mới nào có hiệu lực. Với các mức thuế mới sắp xảy ra và mối đe dọa có thể sẽ đến gần hơn, các quan chức Trung Quốc trong những ngày gần đây đã đặt câu hỏi liệu bây giờ có phải là thời gian để thương lượng hay không. Nhiều người trong chính giới Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh nên chờ đợi để đàm phán cho đến sau cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh hy vọng rằng một hội nghị thượng đỉnh có thể xảy ra vào cuối tháng 11, khoảng thời gian diễn ra cuộc họp của Nhóm G20, có thể tạo cơ hội cho cả hai bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Để chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao tiềm năng này, các quan chức Trung Quốc vẫn đang tìm cách khởi động lại đàm phán vào tháng 10.

Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ với cuộc tấn công thương mại của chính quyền Trump. Nhưng vì Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ít hơn, chỉ dưới 130 tỷ USD năm ngoái, so với chiều ngược lại, nên Bắc Kinh dường như đang hết sản phẩm để trừng phạt Mỹ. Nếu Bắc Kinh tiến hành trả đũa bằng cách đánh vào các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc, như một số quan chức đã đề xuất, có nguy cơ làm suy yếu môi trường đầu tư nước ngoài và khiến vốn nước ngoài rút chạy vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Đó là lý do vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu các quan chức Trung Quốc tiếp tục hợp tác với Washington và các doanh nghiệp Mỹ. Ví dụ, Phó Thủ tướng Lưu Hạc trong những tuần gần đây đã trấn an các công ty Mỹ rằng sẽ không có sự trừng phạt chống lại họ.

Xung đột thương mại đã có tác động hạn chế đến nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều cố vấn của Chính phủ và các nhà kinh tế ước tính tăng trưởng trong những tháng tới cho thấy kết quả của việc suy yếu xuất khẩu của Trung Quốc và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết “cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến sự chuyển tiếp của Trung Quốc trong việc hướng tới tăng trưởng chất lượng cao hơn”.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Chiều 14/5, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal.
Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025 nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, công nghiệp, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Đại sứ Trần Phước Anh cam kết sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong việc kết nối, thúc đẩy hợp tác, xuất khẩu sang thị trường Singapore trong thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Diễn ra từ ngày 14-16/5 tại TP. Hồ Chí Minh, triển lãm quốc tế trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ, dịch vụ Trung Quốc mở nhiều cơ hội giao thương doanh nghiệp.
Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Ngày 14/5/2025, triển lãm Top Thai Brands đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025 diễn ra từ 14 - 18/5 có quy mô gần 900 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Theo Chi cục Hải quan khu vực II, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 9,13 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Mobile VerionPhiên bản di động