Trung Quốc ghi nhận chi tiêu kỷ lục trong kỳ nghỉ Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, hoạt động du lịch và chi tiêu tại Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới, thúc đẩy các nỗ lực của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế.
Trung Quốc áp thuế lên hàng hóa Mỹ từ ngày 4/2 Người lao động trở lại guồng làm việc sau kỳ nghỉ Tết Giải mã 'cơn sốt vàng' của giới trẻ Trung Quốc

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, hoạt động du lịch và chi tiêu tại Trung Quốc đạt mức kỷ lục mới, mang lại tín hiệu tích cực cho chính phủ trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Một cửa hàng trong khu mua sắm ở Thượng Hải, Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Getty Images
Một cửa hàng trong khu mua sắm ở Thượng Hải, Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Getty Images

Du lịch và doanh thu phòng vé tăng

Theo dữ liệu được Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố hôm 5/2, trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 28/1, có tổng cộng 501 triệu chuyến đi trong nước, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi tiêu du lịch tăng 7%, đạt 677 tỷ nhân dân tệ (93 tỷ USD).

Theo tính toán của CNN dựa trên dữ liệu chính thức, chi tiêu trung bình mỗi chuyến đi trong năm nay là 168,9 nhân dân tệ (23,2 USD), nhỉnh hơn mức 166,8 nhân dân tệ (22,9 USD) của năm ngoái. Tuy nhiên, con số này thấp hơn khoảng 5% so với mức trước đại dịch vào năm 2019 (176,9 nhân dân tệ - 24,3 USD).

Về du lịch quốc tế, trung bình có 1,795 triệu chuyến xuất nhập cảnh mỗi ngày trong kỳ nghỉ, theo dữ liệu từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh công bố hôm 5/2. Con số này nhỉnh hơn mức trung bình 1,79 triệu chuyến mỗi ngày năm 2019 trước đại dịch. Sự gia tăng năm nay chủ yếu do số lượng du khách quốc tế tăng 22,9% so với năm 2024.

Trung Quốc đã triển khai chính sách miễn thị thực cho nhiều quốc gia trong năm qua nhằm thúc đẩy du lịch và tiêu dùng.

"Chúng tôi vui mừng thấy rằng với việc Trung Quốc mở rộng danh sách miễn thị thực và cải thiện chính sách quá cảnh miễn thị thực, Tết Nguyên đán đang dần trở thành một lễ hội được kỷ niệm trên toàn thế giới", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/2.

Ông cũng cho biết số lượng khách quốc tế đến Trung Quốc trong kỳ nghỉ đã tăng 150% so với năm 2024, đạt mức cao mới.

Sau một năm 2024 đầy thất vọng, người dân Trung Quốc đã quay lại rạp chiếu phim trong kỳ nghỉ. Theo Cục Điện ảnh Trung Quốc, có 187 triệu lượt khán giả đến rạp trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, đưa doanh thu phòng vé đạt mức kỷ lục 9,5 tỷ Nhân dân tệ (1,32 tỷ USD). Bộ phim hoạt hình "Nezha 2" đứng đầu bảng xếp hạng, trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc, theo đài truyền hình CCTV.

Dù vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ tình trạng bất ổn việc làm của giới trẻ đến suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản, vốn từng là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Khó khăn kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi việc mở rộng tiêu dùng nội địa là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp chưa được cải thiện.

Mặc dù chi tiêu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mang lại động lực tích cực cho các quan chức chính phủ trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, nhưng chưa rõ liệu đà tăng trưởng này có thể được duy trì hay không.

"Chúng ta không nên quá lạc quan về dữ liệu tích cực trong kỳ nghỉ, vì đây có thể chỉ là sự bùng phát nhu cầu tiêu dùng sau một năm 2024 yếu kém", các nhà phân tích tiêu dùng của HSBC nhận định trong một báo cáo nghiên cứu hôm 5/2.

Sự gia tăng doanh thu phòng vé có thể được giải thích một phần bởi các chính sách thúc đẩy tiêu dùng của chính phủ. Vào tháng 12/2024, Cục Điện ảnh Trung Quốc đã triển khai chiến dịch trợ cấp công cộng, trong khi các chính quyền địa phương như Bắc Kinh và Quảng Đông phát hành phiếu mua vé xem phim trước kỳ nghỉ.

Nhằm kích thích chi tiêu cho hàng tiêu dùng, Bộ Tài chính Trung Quốc vào tháng 1 đã công bố việc phân bổ 81 tỷ nhân dân tệ (11,1 tỷ USD) cho chương trình đổi cũ lấy mới đối với xe hơi và đồ gia dụng, bao gồm nồi cơm điện và máy giặt.

Trên trường quốc tế, Trung Quốc cũng đang chịu áp lực lớn, đặc biệt từ việc chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu từ nước này vào Mỹ trong tuần này.

Tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước hôm 5/2, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vững chắc niềm tin và phối hợp nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước, đồng thời ứng phó với các thách thức bên ngoài, theo truyền thông nhà nước.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ tình trạng bất ổn việc làm của giới trẻ đến suy thoái nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản, vốn từng là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.
Mai Hương
Theo CNN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/3: Ukraine chật vật giữ phòng tuyến

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/3: Ukraine chật vật giữ phòng tuyến

Ukraine chật vật giữ phòng tuyến; Nga kiểm soát Novolyubovka;... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối ngày 16/3.
Hoa Kỳ chấm dứt tài trợ liên bang cho Đài Á Châu tự do RFA

Hoa Kỳ chấm dứt tài trợ liên bang cho Đài Á Châu tự do RFA

Các khoản tài trợ liên bang cấp kinh phí cho Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia - RFA) và các mạng lưới đối tác đã bị chấm dứt vào sáng 15/3.
Chiến thuật tác chiến mới của Nga gây lo ngại cho phương Tây

Chiến thuật tác chiến mới của Nga gây lo ngại cho phương Tây

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 16/3: Chiến thuật tác chiến mới của Nga gây lo ngại cho phương Tây; Thái Lan nhờ châu Âu nâng cấp tàu đổ bộ Trung Quốc...
Brazil dự kiến rót 125 tỷ USD vào quỹ bảo vệ rừng

Brazil dự kiến rót 125 tỷ USD vào quỹ bảo vệ rừng

Brazil dự kiến ra mắt một quỹ trị giá 125 tỷ USD để bảo vệ rừng nhiệt đới. Đây là một phần trong chiến lược toàn diện của Brazil.
Sân bay lớn nhất châu Phi có mức đầu tư 7,8 tỷ USD

Sân bay lớn nhất châu Phi có mức đầu tư 7,8 tỷ USD

Tập đoàn Ethiopian Airlines và Ngân hàng AfDB sẽ hợp tác xây dựng một sân bay mới với chi phí dự kiến lên đến 7,8 tỷ USD, trở thành sân bay lớn nhất châu Phi.

Tin cùng chuyên mục

Olympic 2036: Cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng Ấn Độ

Olympic 2036: Cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng Ấn Độ

Ấn Độ đang nỗ lực xin đăng cai Thế vận hội mùa hè 2036 (Olympic 2036), đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước.
Canada nối lại nhập khẩu từ nhà máy thịt lợn lớn nhất Mỹ

Canada nối lại nhập khẩu từ nhà máy thịt lợn lớn nhất Mỹ

Canada đã nối lại việc nhập khẩu từ nhà máy chế biến thịt lợn lớn nhất của Mỹ, cơ sở Smithfield Foods, sau khi tạm dừng nhập khẩu trong khoảng một tuần.
Giá vàng Ấn Độ tăng vọt ảnh hưởng đến nhu cầu

Giá vàng Ấn Độ tăng vọt ảnh hưởng đến nhu cầu

Mức chiết khấu vàng tại Ấn Độ đã gia tăng lên mức cao nhất trong gần 8 tháng qua, khi giá vàng đạt kỷ lục, khiến nhu cầu giảm mạnh.
Tăng chi tiêu có thể cứu cánh cho nền kinh tế Đức?

Tăng chi tiêu có thể cứu cánh cho nền kinh tế Đức?

Thủ tướng Đức tương lai, Friedrich Merz, đạt được thỏa thuận với Đảng Xanh vào 14/3, hy vọng thành lập quỹ 500 tỷ Euro cho chi tiêu quốc phòng và cơ sở hạ tầng.
Anh và Trung Quốc bắt tay khởi động đàm phán khí hậu

Anh và Trung Quốc bắt tay khởi động đàm phán khí hậu

Bộ trưởng Năng lượng Anh gặp các Bộ trưởng năng lượng và môi trường Trung Quốc từ ngày 14 đến 17/3, khởi xướng một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán về khí hậu.
Nga phát triển UAV tích hợp Al có khả năng né tránh đòn tấn công

Nga phát triển UAV tích hợp Al có khả năng né tránh đòn tấn công

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 15/3: UAV Nga có khả năng né tránh đòn tấn công. Đó là đánh giá của chuyên gia phương Tây với AI tích hợp trên UAV của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/3: Lính Ukraine tháo lui khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/3: Lính Ukraine tháo lui khỏi Kursk

Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk; Ukraine lâm nguy tại Kursk;... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối ngày 14/3.
Tăng lương là chìa khoá giúp Nhật Bản thoát khỏi giảm phát

Tăng lương là chìa khoá giúp Nhật Bản thoát khỏi giảm phát

Nhiều công ty lớn Nhật Bản đã đáp ứng yêu cầu của công đoàn về việc tăng lương trong 3 năm liên tiếp, giúp người lao động đối phó với tình trạng lạm phát.
Châu Âu đưa cổ phiếu quốc phòng trở lại thị trường

Châu Âu đưa cổ phiếu quốc phòng trở lại thị trường

Các nhà quản lý tài sản châu Âu đang xem xét lại chính sách đầu tư vào quốc phòng, dưới áp lực từ khách hàng và một số chính trị gia.
Lượng khí thải giảm, Đức tiến gần mục tiêu khí hậu năm 2030

Lượng khí thải giảm, Đức tiến gần mục tiêu khí hậu năm 2030

Đức đặt mục tiêu cắt giảm 65% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990, tiến tới đạt mức trung hòa carbon vào năm 2045.
Giá sản xuất và thị trường lao động Mỹ ổn định

Giá sản xuất và thị trường lao động Mỹ ổn định

Giá sản xuất tại Mỹ không thay đổi trong tháng Hai, lần đầu tiên sau 7 tháng, trong khi số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần trước.
Ấn Độ chuyển hướng lọc dầu sang Mỹ Latinh và châu Phi

Ấn Độ chuyển hướng lọc dầu sang Mỹ Latinh và châu Phi

Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Mỹ Latinh và châu Phi đã tăng nhẹ trong tháng 2, khi các nhà máy lọc dầu chuyển sang các nguồn cung thay thế.
Chính phủ Anh chấm dứt can thiệp vào hệ thống ngân hàng

Chính phủ Anh chấm dứt can thiệp vào hệ thống ngân hàng

Ngày 13/3, Chính phủ Anh không còn là cổ đông lớn nhất của NatWest, là một trong những ngân hàng lớn nhất Anh sau khi bán thêm 89 triệu cổ phiếu của ngân hàng.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor đang dần lạc hậu

Máy bay chiến đấu F-22 Raptor đang dần lạc hậu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/3: F-22 Raptor đang dần lạc hậu khi công nghệ ứng dụng trên chúng đang lỗi thời và cần các gói nâng cấp đắt tiền.
Vì sao nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng ở Ấn Độ?

Vì sao nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng ở Ấn Độ?

Ấn Độ - “con hổ” đang trỗi dậy ở châu Á, tiếp tục cho thấy nhu cầu năng lượng khổng lồ và đây là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của quốc gia này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/3: Lính Ukraine ồ ạt rút lui

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/3: Lính Ukraine ồ ạt rút lui

Nga siết vây Kursk, Sudzha chính thức đổi chủ; 10.000 lính Ukraine lâm nguy tại Kursk là những thông tin nóng về chiến sự Nga-Ukraine cập nhật vào tối 13/3.
Lạm phát tiêu dùng Nhật Bản cao, kỳ vọng lãi suất tăng

Lạm phát tiêu dùng Nhật Bản cao, kỳ vọng lãi suất tăng

Lạm phát tiêu dùng bán buôn hàng năm của Nhật Bản đã đạt 4% trong tháng 2, cho thấy áp lực gia tăng từ chi phí nguyên liệu thô.
Nam Phi giảm thuế cho điện thoại thông minh giá trị thấp

Nam Phi giảm thuế cho điện thoại thông minh giá trị thấp

Chính phủ Nam Phi đề xuất loại bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các điện thoại thông minh có giá trị dưới 2.500 rand (136,37 USD) từ ngày 1/4.
Kazakhstan sản xuất dầu mỏ vượt quá hạn ngạch

Kazakhstan sản xuất dầu mỏ vượt quá hạn ngạch

Kazakhstan liên tục sản xuất vượt quá hạn ngạch 1,468 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà OPEC và các đồng minh bao gồm cả Nga, đã ký kết.
Australia quan tâm tới tên lửa dẫn đường chiến thuật GMLRS

Australia quan tâm tới tên lửa dẫn đường chiến thuật GMLRS

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/3: Australia quan tâm tới tên lửa dẫn đường chiến thuật GMLRS của Hoa Kỳ, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự.
Mobile VerionPhiên bản di động