Sách Trắng nhằm làm sáng tỏ sự thật về quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước, xây dựng lập trường của Trung Quốc về quan hệ thương mại với Mỹ cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý cho cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung hiện nay. Sách Trắng có 36.000 từ được kết cấu gồm 6 phần, nêu chi tiết lợi ích của thương mại song phương Mỹ- Trung, quan hệ kinh tế và thương mại, chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, đe dọa thực tiễn của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới và vị trí của Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại của Washington chống lại Bắc Kinh đã diễn ra một thời gian và vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump áp đặt trên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực, kéo dài căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn của thế giới. Theo Sách Trắng, quan hệ thương mại Bắc Kinh- Washington được coi là nền tảng và là cánh quạt của mối quan hệ song phương tổng thể giữa hai nước. Trong khi Bắc Kinh đang cố gắng thúc đẩy quan hệ với Washington, thì Nhà Trắng thường xuyên lên tiếng về các biện pháp thương mại khó khăn hơn cho Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu cao cấp Chu Mịch của Viện Nghiên cứu Trung Quốc về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế, với các nội dung được phân tích trong Sách Trắng, Tổng thống Trump vẫn đang giữ vững biểu ngữ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và phục hồi nền sản xuất truyền thống của nước này là một mục tiêu quan trọng trong cách tiếp cận của ông đối với vấn đề thương mại của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ coi chiến thuật thương mại khó khăn của mình như một vũ khí để đạt được lợi thế hơn trong phát triển sản xuất so với các nước khác. Nhà nghiên cứu Chu Mịch cho rằng sự phát triển của Trung Quốc là một xem xét khác về mối đe dọa của Nhà Trắng trong cuộc chiến thương mại, đặc biệt sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp sáng tạo “làm kinh ngạc thế giới” và “điều này dấy lên nỗi lo của chính quyền Donald Trump”.
Mặc dù Trung Quốc lặp lại nhiều lần tuyên bố rằng, họ không có ý định thách thức Washington như một siêu cường trên thế giới, nhưng Tổng thống Trump nhấn mạnh về lý thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”. Nhà Trắng đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ mà Trung Quốc đã phủ nhận và cho rằng đây là cáo buộc vô lý. Nhà nghiên cứu Chu Mịch nhấn mạnh, Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ tài sản trí tuệ một cách vững chắc vì đây là đầu máy cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng cơ chế và thực thi pháp luật để bảo vệ sở hữu trí tuệ và áp đặt các hình phạt nghiêm ngặt hơn đối với mọi vi phạm. Chính phủ Trung Quốc cũng sẵn sàng hợp tác với các nước khác về vấn đề này. Là một cường quốc có trách nhiệm, Washington nên nhận ra những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc và hợp tác với Bắc Kinh trong vấn đề này. Trong khi Bắc Kinh đã và sẽ thực hiện các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, áp lực tăng cường của Washington đối với Bắc Kinh là một phần của chủ nghĩa bảo hộ và điều này trái ngược với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Các hành vi thực hiện bảo hộ của Trump sẽ chỉ làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra những tác động tiêu cực đến tất cả các nước tham gia chuỗi cung ứng, tăng gánh nặng về việc làm và tài chính. Điều này chắc chắn không phải là những gì mà công nhân Mỹ xứng đáng phải nhận.
Theo Sách Trắng, chính quyền Trump đã từ bỏ các định mức cơ bản về sự tôn trọng lẫn nhau và tham vấn bình đẳng làm hướng dẫn cho các quan hệ quốc tế, và “thuyết phục chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, bá quyền kinh tế một cách thô bạo, đưa ra những cáo buộc sai trái đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là Trung Quốc, đe dọa các quốc gia thông qua các biện pháp kinh tế như áp đặt thuế quan, cố gắng áp đặt lợi ích riêng của mình vào Trung Quốc thông qua áp lực cực đoan”. Khi đối mặt với những khiêu khích lặp đi lặp lại của Washington, Bắc Kinh sẽ phản ứng với sự bình tĩnh. Nước này sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách và mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thị trường để đóng vai trò trong việc phân phối các nguồn lực. Trong khi đó, Trung Quốc đang kiên trì thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các nước phát triển và đang phát triển, đặt nhiều nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như các đề xuất cùng thắng (win-win) khác, vì một tương lai chung của thế giới.