Trong 3 loại cúm A, B, C, mắc loại cúm nào biến chứng nguy hiểm nhất?

Cả 3 loại cúm A, B, C đều có những triệu chứng khá tương đồng, vì vậy, cần phân biệt để được thăm khám và có cách điều trị hợp lý.
Triệu chứng mắc cúm B và cách điều trị

Cách phân biệt triệu chứng phổ biến giữa 3 loại cúm

Cúm A: Là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người. Có nhiều chủng loại như H5N1, H1N1, H7N9… và có khả năng tái tổ hợp gen cao để hình thành nhiều chủng mới.

Trong 3 loại cúm A, B, C, mắc loại cúm nào biến chứng nguy hiểm nhất?
Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm các loại bệnh cúm nhiều nhất

Nguy cơ lây lan cúm A trong không khí cao, tính chất đa dạng mần bệnh, vì vậy có khả năng gây ra đại dịch.

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: Sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ em thậm chí có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là: Suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí tử vong. Do đó, ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

4 dấu hiệu cúm A trở nặng ở trẻ em: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; co giật; khó thở, thở nhanh.

Sau hơn 8 năm, mới đây ca cúm A (H5) vừa được phát hiện từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nữ 5 tuổi ở Phú Thọ. Trước nguy cơ dịch bệnh có thể lây từ động vật sang người, Bộ Y tế đã có công văn về tăng cường công tác phòng, chống gia cầm.

Để phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus.

Điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Cơ quan y tế, cơ quan thú y, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định.

Cúm B: Có thể lây từ người bệnh sang người lành. Có một chủng virus gây bệnh duy nhất. Nguy cơ bùng phát thành dịch không cao. Triệu chứng của cúm B nhẹ và ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết… Với những người bị hen suyễn thì khả năng các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Cúm C: Được xếp ở mức nhẹ nhất. Bệnh cúm C không quá nguy hiểm do các triệu chứng lâm sàng khá nhẹ, có thể tự khỏi, không để lại di chứng do bệnh. Cũng vì thế, bệnh cúm C khó trở thành đại dịch như những đợt bùng phát cúm A. Dù vậy, cúm C cũng mang đầy đủ đặc tính của 1 virus cúm, nên cũng có khả năng diễn tiến xấu đối với những người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém hay với những phụ nữ mang thai. Đặc biệt, đã có một số bằng chứng cho thấy virus cúm C có thể gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách phòng ngừa bệnh cúm

Bác sĩ Đặng Thị Mai Khuê - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh – chia sẻ: Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.

Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm có thể tấn công mọi đối tượng, ở người lớn tỷ lệ là 5-10%, trẻ em 20-30%. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao dẫn đến nguy cơ bùng dịch.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm ngừa cúm hàng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), vaccine có tỷ lệ bảo vệ lên tới 90%. Ở người lớn tuổi, tiêm vaccine cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70 - 80% tỷ lệ tử vong từ các vấn đề có liên quan tới bệnh cúm.

Một số loại vaccine cúm đang được lưu hành tại Việt Nam, như: Vaxigrip 0.25ml, Vaxigrip 0.5ml, Influvac 0.5ml…

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm. Trong đó trẻ em, người mắc các bệnh về tim mạch/ phổi mãn tính/ hen suyễn/ suy giảm miễn dịch, người từ 65 tuổi, phụ nữ có thai, người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân… là đối tượng đặc biệt vì có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, nhằm giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung, như: Giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa thường xuyên, hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30s hoặc sử dụng nước rửa tay khô.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: Không nên sinh hoạt, làm việc, học tập chung hoặc tiếp xúc gần với người khác mà bạn nghi ngờ họ đang bị nhiễm cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang.

Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn…

Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hằng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.

Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời gian gần đây, số ca mắc các loại bệnh cúm tăng đột biến trong cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh cúm nhất.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cúm mùa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam sẽ tham gia thử nghiệm vaccine phòng lao mới

Việt Nam sẽ tham gia thử nghiệm vaccine phòng lao mới

Thông tin được Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết tại sự kiện Giới thiệu phiên bản nâng cấp hệ thống giám sát và quản lý thông tin bệnh lao (Vitimes).
Hơn chục nghìn công nhân được chơi bóng đá và khám sức khoẻ miễn phí

Hơn chục nghìn công nhân được chơi bóng đá và khám sức khoẻ miễn phí

Kết quả chương trình “Ngày hội thanh niên công nhân – Lan toả năng lượng tích cực" đã có hàng chục nghìn công nhân được chơi bóng đá và khám sức khoẻ miễn phí.
Tác dụng không ngờ khi mỗi sáng ăn một lát gừng tươi

Tác dụng không ngờ khi mỗi sáng ăn một lát gừng tươi

Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, gừng còn có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Nếu sử dụng gừng đúng cách, cơ thể bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích.
Công dụng “thần dược” của cây lạc tiên

Công dụng “thần dược” của cây lạc tiên

Cây lạc tiên thường mọc dại ở các vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Đây là một loại rau, một loại quả khi chín có vị ngọt nhẹ và có nhiều công dụng với sức khỏe.
Hà Nội xuất hiện ca ho gà đầu tiên trong năm 2023

Hà Nội xuất hiện ca ho gà đầu tiên trong năm 2023

Ngày 30/11, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn mới phát hiện bệnh nhân ho gà đầu tiên trong năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đậu ván- thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Đậu ván- thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Cây đậu ván là loại dây leo, để lấy quả non ăn, còn quả già lấy hạt để làm thuốc. Ngoài ra đậu ván còn chế biến thành nhiều món ăn ngon giàu chất dinh dưỡng.
Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Mắc sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và loại virus này có bốn type gây bệnh bao gồm: D1, D2, D3, D4. Mỗi lần mắc bệnh là do 1 type Dengue xâm nhập.
Nguy cơ hệ thống y tế bị phá vỡ khi bỏ giấy chuyển tuyến

Nguy cơ hệ thống y tế bị phá vỡ khi bỏ giấy chuyển tuyến

Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến người bệnh sẽ đổ dồn lên tuyến trên điều trị làm tuyến trên bị quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ...
TP. Hồ Chí Minh: Bác sĩ khám cho học sinh Trường Tiểu học Bình Tiên chưa có chứng chỉ hành nghề

TP. Hồ Chí Minh: Bác sĩ khám cho học sinh Trường Tiểu học Bình Tiên chưa có chứng chỉ hành nghề

Trung tâm Y tế quận 6 để hai bác sĩ dự phòng chưa có chứng chỉ hành nghề khám mắt và răng, bác sĩ y học cổ truyền khám nhi và tai mũi họng cho học sinh.
Công dụng bất ngờ của bồ kết với sức khỏe

Công dụng bất ngờ của bồ kết với sức khỏe

Trong y học hiện đại, bồ kết có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ một số bệnh viện dùng bồ kết để chữa bí đại tiện, trung tiện sau khi mổ, chứng tắc ruột...
Rau mầm đá có công dụng gì?

Rau mầm đá có công dụng gì?

Rau mầm đá không chỉ là món ăn đặc sản mà còn là vị thuốc có nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.
Hồng treo gió - những lợi ích cho sức khỏe

Hồng treo gió - những lợi ích cho sức khỏe

Hồng treo gió là loại hồng sấy dẻo bằng phương pháp tự nhiên nhờ gió. Được yêu thích bởi độ mềm dẻo, đượm mật ngọt tự nhiên,giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe.
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân

Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân

Hơn 400 chuyên gia y tế trong và ngoài nước đã cùng chia sẻ và cập nhật đa dạng góc nhìn và sáng kiến đổi mới trong lĩnh vực y tế cho Việt Nam.
Hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe

Hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe

Hành tây là nguyên liệu cần thiết trong nhiều món ăn, nhưng hành tây còn là loại rau giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Giúp bạn kéo dài tuổi thọ nhờ lối sống lành mạnh

Giúp bạn kéo dài tuổi thọ nhờ lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ không bệnh tật đó là: Không hút thuốc, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, chế độ ăn, uống khoa học...
Bác sĩ TikTok "Mr Lee" tiếp tục bị xử phạt, đình chỉ hoạt động

Bác sĩ TikTok "Mr Lee" tiếp tục bị xử phạt, đình chỉ hoạt động

Bác sĩ TikTok "Mr Lee" bị xử phạt số tiền 30 triệu đồng vì có nhiều hành vi vi phạm, đồng thời đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở này.
Mẹo khử mùi hôi quần áo khi thời tiết nồm ẩm

Mẹo khử mùi hôi quần áo khi thời tiết nồm ẩm

Thời tiết mưa ẩm kéo dài không chỉ khiến quần áo lâu khô hơn bình thường mà còn gây ra những mùi hôi, mùi ẩm mốc vô cùng khó chịu trên quần áo.
Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng lại tái diễn: Đề nghị Bộ Y tế vào cuộc, làm rõ nguyên nhân

Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng lại tái diễn: Đề nghị Bộ Y tế vào cuộc, làm rõ nguyên nhân

Đại biểu Quốc hội trăn trở trước thực trạng thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng tái diễn nhiều lần từ đầu năm 2023 mà không được giải quyết.
Uống vitamin E như thế nào để đẹp da?

Uống vitamin E như thế nào để đẹp da?

Có tác dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa, xóa mờ nám, tàn nhang nên vitamin E là sự lựa chọn của rất nhiều phái đẹp sử dụng qua đường uống để duy trì nhan sắc.
Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư và hàng loạt bệnh khác

Ô nhiễm không khí có thể gây ung thư và hàng loạt bệnh khác

Ô nhiễm không khí được cho là vấn đề lo ngại, tình trạng này sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Gia tăng ca mắc bệnh hô hấp ở Trung Quốc: Bộ Y tế đề nghị cung cấp thông tin kịp thời

Gia tăng ca mắc bệnh hô hấp ở Trung Quốc: Bộ Y tế đề nghị cung cấp thông tin kịp thời

Bộ Y tế đề nghị cơ quan chức năng phối hợp, cung cấp thông tin về sự gia tăng số ca mắc bệnh hô hấp ở Trung Quốc.
Làm đẹp tóc bằng vỏ bưởi kết hợp sả, bồ kết

Làm đẹp tóc bằng vỏ bưởi kết hợp sả, bồ kết

Vỏ bưởi là một trong những nguyên liệu làm đẹp tóc hiệu quả, không chỉ cải thiện gãy rụng tóc, vỏ bưởi còn kích thích tóc mọc nhanh dài và dày hơn.
Các bước sống khỏe cùng dinh dưỡng thực vật

Các bước sống khỏe cùng dinh dưỡng thực vật

Để thành công trong chuyển đổi sang chế độ dinh dưỡng thực vật lành mạnh, mỗi thành viên trong gia đình cần cùng nhau nỗ lực và quyết tâm ở từng lựa chọn nhỏ.
Uống nước ép lựu đẹp da, giữ dáng

Uống nước ép lựu đẹp da, giữ dáng

Quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít calo và được xem là một trong những loại trái cây tốt nhất chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
Mộc nhĩ - món ăn quen thuộc, vị thuốc tốt cho sức khoẻ

Mộc nhĩ - món ăn quen thuộc, vị thuốc tốt cho sức khoẻ

Không chỉ là món ăn, mộc nhĩ còn là vị thuốc cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động