Doanh nhân Vũ Chầm

Trọn đời đam mê với giày Việt

“Để trở thành một người thợ khâu giày chuyên nghiệp cần hai đức tính quan trọng là trí và lực. Nhưng để là người thợ giỏi cần phải có đầu óc tinh thông và đôi tay tài hoa”- ông Vũ Chầm (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giày Việt) người thợ khâu giày giỏi nhất Việt Nam đã đúc kết về nghề mà ông đeo đuổi suốt cả đời mình...
Trọn đời đam mê với giày Việt
Những giây phút thư thái hiếm hoi của ông Vũ Chầm

Tết Bính Thân này, tính cả tuổi mụ nữa ông Chầm tròn 85 tuổi. Năm tháng cuộc đời và thời vận chồng chất truân chuyên đã lấy đi của ông hầu hết sức lực, song tâm trí thì vẫn còn rất minh mẫn.

Vào một ngày cuối năm Ngọ chuẩn bị bước sang năm Thân, ông đã có một buổi trà đạo và kể với tôi những điều ông chưa từng nói với ai về cách ông trở thành thợ giày như thế nào với 4 lần dựng nghiệp, về nỗi đau đáu làm sao để có được những đôi giày Việt bền đẹp nhất.

2 bàn tay trắng và 4 lần dựng nghiệp…

Doanh nhân Vũ Chầm (Vũ Văn Chầm) sinh năm Nhâm Thân (1932), cái tuổi mà ông cho rằng “người ta thì sướng lắm, còn phận tôi cực cả đời”. Thế nhưng, ông lại yêu thích những điều cực nhọc mà tuổi Thân mang lại, bởi vì, đời có cơ hàn thì mới có điều kiện và động lực để phấn đấu.

Sinh ra tại làng Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện An Lộc, tỉnh Hải Dương- nơi có nghề da giày truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Vũ tộc có đến 18 đời làm nghề khâu giày, cụ tổ của ông Chầm là người duy nhất khâu giày cho vua Lê Thánh Tông đi. Thế nhưng, bố mẹ ông lại không nối nghiệp mà làm nghề nông.

Năm 1950, theo ý nguyện của người cha đã mất sớm là cần có một công việc để bớt cực thân, Vũ Chầm dời quê lên phố Hàng Bột (Hà Nội) học nghề đóng giày từ một người bác. “Khi đó tôi còn rất trẻ nhưng do nghề tổ nó ngấm trong máu nên rất thạo việc, đóng được cả những đôi giày bốt cho quan tây đi”- ông Chầm nhớ lại.

Có nghề rồi, năm 1953, ông cùng hai người anh xuống Hải Phòng lập nghiệp làm giày bỏ mối, làm dép cao su lốp. Rồi Hiệp định Genève được ký kết, lần lập nghiệp đầu tiên của ông bị phá sản vì giày khâu ra bán không ai mua. Năm 1955, mẹ con ông gồng gánh di cư vào miền Nam mà “vốn liếng” đáng kể chỉ có… nghề khâu giày.

Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, ông Chầm làm thuê cho một tiệm giày và đến cuối năm 1955 lập nghiệp lần hai với nghề sản xuất giày bỏ mối. Năm 1957, ông Chầm mở tiệm giày Thanh Bình ở khu chợ Vườn Chuối (quận 3), cuối năm đó hàng nghìn ngôi nhà ở khu Sáu Lèo (đường Bùi Viện, quận 1) bị bà hỏa thiêu rụi, nhà ông cháy đến mức không còn chiếc bát để ăn cơm.

Gia sản biến thành tro nhưng không thiêu cháy được ý chí, cuối năm 1958, ông Chầm dựng nghiệp lần ba và làm việc quên ăn quên ngủ, nhờ đó cơ sở lớn lên từng ngày. Năm 1960, cơ sở giày của ông làm gia công cho hãng giày Bata của Pháp và năm 1965, thương hiệu giày Sài Gòn đã ra đời. Ông Chầm khoe, từ năm 1970-1975, ông đã sản xuất 50 thương hiệu giày da chất lượng cao, bán từ Huế đến tận Cà Mau và cái tên Vũ Chầm trở nên nổi tiếng.

Trọn đời đam mê với giày Việt
Ông Vũ Chầm giới thiệu mẫu giày mới mà ông vừa thiết kế

Sau khi miền Nam giải phóng, nhiều thứ thay đổi nhanh chóng, trong đó có nghề khâu giày. Lúc đầu ông Chầm làm giày cho Ban nội chính TP.Hồ Chí Minh, sau chuyển sang làm công nhân đóng giày cho tổ sản xuất Hoàng Diệu. Để nuôi tám đứa con, ông Chầm đặt thêm chiếc tủ nhỏ “sửa giày dép Vũ Chầm” ngay tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Các con ông nhờ đó được đến trường, trong đó 5 người con đã vào đại học. Năm 1990, ông Chầm bỏ tổ hợp sản xuất Hoàng Diệu, vay người thân hai cây vàng để dựng nghiệp lần bốn với thương hiệu Vina Giày.

Công ty CP Giày Việt hiện có hơn 1.000 mẫu mã với thương hiệu nổi tiếng là Vũ Chầm, Vina Giày, Giày Việt và Vinagico. Mỗi ngày công ty tạo ra ít nhất một mẫu mã mới, ngoài hệ thống cửa hàng phủ khắp cả nước, 30% còn lại xuất khẩu. Ở công ty, ông Chầm giữ vai trò cố vấn, với nghề nghiệp hiện nay là Chủ tịch Hiệp hội Da Giày TP.Hồ Chí Minh. Tám người con của ông đều có công ty riêng. Vai trò “quân sư” khiến ông bận bịu quanh năm suốt tháng. Cho đến giờ này, dù đã vào “tuổi xưa nay hiếm” và có thừa điều kiện để nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống an nhàn nhưng ông Chầm vẫn cắm cúi bên chiếc máy khâu, cắt, vẽ những mẫu giày mới hàng đêm miệt mài đến mức… nghiền.

Quan trọng nhất của đời người là sự tử tế

Là doanh nhân thành đạt với tay nghề giỏi, tuy nhiên, điều mà người đời nể nhất ở ông Chầm vì ông được coi là một người tử tế.

Từ khi khởi nghiệp đến bây giờ, ngoài dồn lực để làm giàu, ông là người luôn mong muốn nhân viên dưới quyền giỏi nghề hơn ông. Vì thế, ông truyền đạt hết những kỹ năng, kinh nghiệm. Nhờ sự chuyển giao này, từ khi khởi nghiệp đến nay, không dưới 200 người thợ của ông đã trở thành chủ tiệm, doanh nhân thành đạt, đây là “báu vật” của riêng ông mà ở đời ít ai bì được. Với con cái, thành công hay thất bại trong kinh doanh đối với ông không quan trọng bằng làm một người tử tế.

Hơn 30 năm nay, ông Chầm theo đạo Phật, ý ông là không phải để người dương thế khen mộ đạo mà giáo lý Phật giúp con người ông Người hơn.Triết lý Phật được ông áp dụng vào kinh doanh, theo đó mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có quyền lao động, học tập và thụ hưởng xứng đáng sức mình bỏ ra mà ông là người có trách nhiệm phải thực thi.

Việt Nam đang hội nhập, nhiều ngành nghề truyền thống sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có da giày. Nghe tôi chia sẻ lo lắng đó, ông Chầm cười: “Không hề gì, cơ sở nào nhỏ không đủ sức tồn tại thì chuyển qua làm thuê, cơ sở nào có lưng lửng vốn thì nên hùn hạp lại để xây dựng thành một doanh nghiệp lớn để đủ sức cạnh tranh. Ở đời “trong nguy có cơ”, người Việt ta lại có truyền thống luôn vượt qua những thời khắc khó khăn, cái quan trọng là phải biết đoàn kết và mọi người cần phát huy hết sở trường, sở đoản của mình”.

Con người doanh nhân Vũ Chầm luôn đong đầy những điều rủi, song trời lại ban cho ông một nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từng chứng kiến Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình, từng tận mắt nhìn thấy thảm cảnh đồng bào mình chết đói, đất nước phân ly, từng đối mặt với cảnh nhà đông con gạo hết, sạt nghiệp hết lần này đến lần khác… nhưng sau mỗi lần tán gia bại sản, ông Vũ Chầm lại đứng lên mạnh mẽ hơn, yêu nghề và yêu người hơn.
Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động