Thứ tư 14/05/2025 00:21

Triển vọng phát triển cây Sâm Bố Chính ở Sơn La

Từ việc trồng thử nghiệm 2.000m² cây Sâm Bố Chính tại Chiềng San,Mường La đã mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế của HTX Nam Y Dược Phú Tuệ, H.Mường La.

Nhận thấy tiềm năng của cây sâm phù hợp với chất đất, khí hậu khô, nóng của huyện, đồng thời mở rộng diện tích, tăng sản lượng và hướng tới chế biến sâu sản phẩm, năm 2021, ông Lò Duy Tùng - Giám đốc Hợp tác xã Nam Y Dược Phú Tuệ - Mường La, tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic đã liên kết với một số hộ nông dân thành lập hợp tác xã, với 15 thành viên, quy mô 1,3ha trồng cây Sâm Bố Chính tại địa bàn thị trấn Ít Ong, xã Mường Chùm, Mường Bú, Hua Trai của huyện Mường La và xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn.

Cây Sâm Bố Chính phát triển tốt, cho thu hái hoa, lá, cành để sản xuất trà và mỹ phẩm

Hiện nay, các vườn Sâm Bố Chính của hợp tác xã đang phát triển tốt, dự kiến cuối năm 2022 sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước đạt khoảng 6-6,5 tấn củ sâm tươi. Đầu ra cho sản phẩm sâm tươi tại các đầu mối của tỉnh Quảng Ninh, một số tỉnh phía Nam và thị trường nội tỉnh. Theo thành viên hợp tác xã, trừ chi phí, ước thu 150 triệu đồng/ha trồng cây sâm bố chính, cao hơn so với trồng cây ngô, sắn...

Theo các hộ trồng Sâm Bố Chính, đây là loài cây khá nhạy cảm với các yếu tố sâu bệnh, môi trường. Vì vậy, trước khi trồng phải cày xới đất tơi xốp, bón lót phân vi sinh, xử lý triệt để mầm sâu bệnh hại, rắc vôi khử chua, sau đó đánh luống thành từng hàng và gieo hạt sâm đã ngâm nước trước đó khoảng 1 ngày; khoảng cách gốc từ 30-40 cm.

Là một loại dược liệu quý, tác động trực tiếp tới sức khỏe khi sử dụng, nên hợp tác xã đã chủ động kiểm soát quá trình chăm sóc, tuyệt đối không để tồn dư các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm khi thu hoạch, không sử dụng phân hóa học, chỉ dùng phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục, làm cỏ hoàn toàn theo cách truyền thống... Thường xuyên phòng trừ sâu bệnh thường gặp như nấm, khuẩn, rầy, rệp. Thời điểm thích hợp nhất để trồng sâm tại miền Bắc là vào đầu mùa khô, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, sau 9 tháng đến 1 năm là có thể cho thu hoạch sâm tươi thương phẩm.

Hợp tác xã Nam Y dược Phú Tuệ - Mường La đang có kế hoạch mở rộng thêm 2ha trồng Sâm Bố Chính; đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc để chế biến sâu sản phẩm; gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phấn đấu đạt sản phẩm OCOP 4 sao.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà