Triển khai Luật Cạnh tranh: Nghiêm túc, hiệu quả

Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh là một trong nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm tạo lập hành lang pháp lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh và hoạt động tố tụng cạnh tranh. Thực hiện nhiệm vụ của mình, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) - Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm triển khai việc thực thi Luật Cạnh tranh nghiêm túc, hiệu quả.

Hiệu quả cao từ Luật Cạnh tranh 2004

Cạnh tranh là phạm trù cơ bản gắn liền với nền kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về cạnh tranh là những chế định pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Luật Cạnh tranh lần đầu tiên đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 đánh một dấu mốc quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là công cụ quan trọng để nhà nước kiểm soát các hành vi có tính chất phản cạnh tranh.

Triển khai Luật Cạnh tranh: Nghiêm túc, hiệu quả

Theo đó, Luật Cạnh tranh năm 2004 đã được áp dụng vào thực tế, mang lại nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, với hoạt động điều tra tiền tố tụng, tính đến hết tháng 6 năm 2019 khi Luật Cạnh tranh 2004 hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Cạnh tranh mới, đã có tổng số hơn 100 cuộc điều tra tiền tố tụng được Cơ quan cạnh tranh thực hiện.

Đối với hành vi hạn chế cạnh tranh: Có tổng số 09 vụ việc liên quan tới hành vi hạn chế cạnh tranh đã được điều tra theo Luật Cạnh tranh năm 2004. Thông qua việc điều tra, xử lý 09 vụ việc hạn chế cạnh tranh, liên quan tới gần 70 doanh nghiệp, Cơ quan cạnh tranh đã ra quyết định xử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5,5 tỷ đồng.

Trong đó, về kiểm soát tập trung kinh tế, Cục CT&BVNTD đã thụ lý tổng số 41 vụ việc thông báo tập trung kinh tế và trả lời tham vấn cho doanh nghiệp đối với nhiều vụ việc tập trung kinh tế khác theo Luật Cạnh tranh năm 2004, với tổng số gần 200 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có tổng số hơn 330 hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2004, trong đó có 182 vụ việc đã được điều tra, xử lý qua đó thu về cho ngân sách nhà nước số tiền phạt và phí xử lý đáng kể, riêng năm 2016 là 2,114 tỷ đồng. Riêng với hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước, thực tiễn đã xảy ra tình trạng một số cơ quan quản lý nhà nuớc tại địa phuơng có hành vi hoặc ban hành các văn bản hành chính can thiệp trực tiếp vào các hoạt động cạnh tranh trên thị trường vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004. Đã có trên 20 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh năm 2004 đã được Cơ quan cạnh tranh xác minh, xử lý nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Luật Cạnh tranh 2018 – phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng sau 12 năm thi hành, do sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, cũng như những điểm hạn chế, bất cập trong nội dung quy định, Luật Cạnh tranh năm 2004 cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, khắc phục hạn chế bất cập. Vì vậy, sau khi được Bộ Công Thương triển khai xây dựng, dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) với mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận đã được thảo luận qua hai kỳ họp Quốc hội, ngày 12/6/2018, Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, với 95,28% đại biểu biểu quyết tán thành thông qua, thay thế Luật Cạnh tranh năm 2004.

Luật Cạnh tranh năm 2018, được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đảm bảo phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn và tăng cường khả năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên thị trường; đồng thời, được xây dựng trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả thực thi và có những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng.

Cụ thể, Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm tạo hành lang pháp lý để điều tra và xử lý toàn diện mọi hành vi phản cạnh tranh thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, cho dù hành vi vi phạm xảy ra tại đâu nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đối với cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung hành vi cấm đối với cơ quan nhà nước nhằm kiểm soát, hạn chế việc lạm dụng quyền lực để thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh, tác động hạn chế cạnh tranh ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên thị trường.

Luật cũng hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được khai báo với cơ quan điều tra để hưởng miễn, giảm mức xử phạt. Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường đáng kể làm cơ sở xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để từ đó xử lý triệt để hơn đối với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Đáng chú ý, Luật thay đổi căn bản cách tiếp cận để hoàn thiện các quy định kiểm soát tập trung kinh tế, theo đó tập trung kinh tế được coi là quyền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh gắn với quyền tự do kinh doanh. Luật Cạnh tranh 2018 không quy định cấm tập trung kinh tế một cách cứng nhắc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế như trước mà thay vào đó chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Song song với đó, hoàn thiện quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật theo hướng không tiếp tục quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định tại các luật khác, đồng thời bổ sung thêm hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới.

Luật quy định tổ chức lại cơ quan cạnh tranh để tăng cường hiệu quả thực thi theo hướng quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh trước đây. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh để giúp cho việc tham gia tố tụng cạnh tranh của doanh nghiệp được thuận lợi và có hiệu quả. Đặc biệt, Luật Cạnh tranh 2018 đã không còn quy định nghĩa vụ nộp tạm ứng phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với bên khiếu nại, rút ngắn thời gian và quy trình tố tụng cạnh tranh.

Sau khi Luật Cạnh tranh 2018 được ban hành, thực hiện nhiệm vụ được phân công, Cục CT&BVNTD đã triển khai xây dựng và tham mưu Lãnh đạo Bộ Công Thương trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn làm cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng như Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị về mô hình tổ chức tương đương tổng cục của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ngoài ra, Cục CT&BVNTD đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh tới các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; chủ động xây dựng các hướng dẫn thực thi nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong việc tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đóng góp vào việc phát triển kinh tế trong nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã và đang chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề có trách nhiệm, đủ năng lực để tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới.
Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Nhờ phát huy tinh thần tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động bám sát địa bàn, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thái Bình đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định thị trường, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu gom hoặc tăng giá bất hợp lý đối với hàng hóa. Đồng thời, nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn, không để hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng.
Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo quản lý, vận hành các nhà máy thuỷ điện, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã đạt những hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Đặc biệt, sau 2 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng QLTT đã chứng minh được tính hiệu quả xuyên suốt, mang lại hiệu ứng tốt trên thị trường, nhận được đánh giá tích cực từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Với phương châm “Quản lý và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo sát sao các Đội QLTT nắm chắc địa bàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Hòa chung trong không khí cả nước thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thi đua khen thưởng, giai đoạn 2016-2020, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) luôn quan tâm và nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Công Thương về thi đua, khen thưởng.
Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Thấm nhuần lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948, những năm qua, Cục Công Thương địa phương (CTĐP) luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhân tố quan trọng; động lực to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đơn vị nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Với những kết quả và thành tích đạt được trong giai đoạn 2016-2020, cơ quan Thanh tra Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra, trình Thanh tra Chính phủ xem xét, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể Thanh tra Bộ Công Thương.
Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Được thành lập mới (năm 2017) sau khi sáp nhập Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Phi và một phần Vụ Hợp tác quốc tế, nhưng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (AP) đã nhanh chóng, kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn, góp phần phát triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực Á - Phi bền vững.
Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Với sự đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện, phong trào thi đua, khen thưởng của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Vụ AM) đã góp phần khơi dậy sự tin tưởng, năng lực và nhiệt tình các cán bộ trong đơn vị, tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT& KTS) đã từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong phát triển TMĐT; đồng thời, xác định rõ, TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền KTS, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao sức cạnh tranh.
Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan Bộ giao, trong điều kiện phát sinh nhiều nhiệm vụ mới, nhân lực thiếu hụt, nhưng những năm qua, tập thể Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp đã đoàn kết, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Bộ Công Thương.
Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC, NLĐ), góp phần khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn đơn vị, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu trên lĩnh vực quản lý nhà nước về cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Vụ Kế hoạch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thống kê đầu tư, các chương trình, đề án phát triển của ngành... Một trong những nhân tố góp phần giúp Vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thời gian qua, đó là công tác thi đua luôn được quan tâm, tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Luôn bám sát các chương trình công tác, kế hoạch của Đảng ủy Bộ và của Bộ Công Thương để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là điểm nổi bật trong công tác của Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ Công Thương thời gian qua. Cùng đó, Cơ quan chuyên trách không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng được giao.
Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước do Viện Nghiên cứu điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA) phát động đã được triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, viên chức của Viện; gắn với nhiều nội dung, tiêu chí và biện pháp cụ thể; coi trọng chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua.
Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, cùng quyết tâm, nỗ lực của cán bộ, công chức Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (KTAT & MTCN) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác triển khai nhiệm vụ, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình xác định, công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh. Bên cạnh làm tốt công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT, UBND tỉnh Quảng Bình, cục QLTT Quảng Bình còn phát động phong trào thi đua, ký giao ước tại đơn vị.
Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể, thời gian qua Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB) đã làm tốt công tác tham mưu giúp Bộ Công Thương tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ; đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, lao động và phát triển nguồn nhân lực.
Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Giai đoạn 2016-2020, Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) – Bộ Công Thương tập trung vào công tác tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực được phân công; đồng thời đẩy mạnh việc hướng dẫn, thống nhất trong tổ chức triển khai, lấy mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) làm trọng tâm, từ đó đóng góp vào mục tiêu và yêu cầu phát triển ngành Công Thương.
Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Các ý kiến phát biểu trước và trong Đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ III (2020-2025) đều khẳng định, thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định thị trường.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, hàng năm, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã xây dựng, tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ được giao, trong đó có xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch.
Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương đã mang lại những hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động