Thứ tư 14/05/2025 10:09

Triển khai các biện pháp ứng phó triều cường ở đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Nguyễn Xuân Cường - vừa ký công văn hỏa tốc gửi các tỉnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải… đề nghị triển khai phối hợp khắc phục hậu quả lũ và ứng phó với triều cường tại khu vực này. 
Triển khai các biện pháp ứng phó triều cường vượt mức lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, trong thời gian qua, lũ đầu nguồn sông Cửu Long lên cao, kéo dài; đồng thời do ảnh hưởng của triều cường, mực nước hạ nguồn sông Cửu Long tại các trạm Mỹ Tho, Mỹ Thuận trên sông Tiền và Cần Thơ trên sông Hậu đạt mức lịch sử.

Mặc dù các bộ ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc, triển khai các biện pháp ứng phó nhưng lũ và triều cường vẫn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, cơ sợ hạ tầng, đặc biệt là diện tích cây ăn trái, thủy sản, hệ thống đê bao, bờ bao.

Dự báo cuối tháng 10 đến tháng 12/2018, khu vực hạ lưu sông Cửu Long còn tiếp tục chịu ảnh hưởng của các đợt triều cường với mức độ tương đương và cao hơn mực nước triều lịch sử vào giữa tháng 10 vừa qua.

Để chủ động ứng phó triều cường lịch sử, giảm thiểu thiệt hại, Ban chỉ đạo Trung ương đề nghị các tỉnh, thành phố vùng ngập lũ tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về tính mạng cho người dân, nhất là trẻ em, học sinh; tổ chức giao thông an toàn trên sông nước, duy trì các điểm cứu hộ, cứu nạn; phòng tránh đuối nước, điện giật.

Huy động lực lượng quân đội, công an, các đoàn thể và lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thời cung cấp nước sạch, hỗ trợ người dân lương thực – thực phẩm…

Các tỉnh, thành phố ở vùng triều cường tổ chức cắm biển báo, phân luồng, hướng dẫn giao thông; đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, phòng chống điện giật, đuối nước… tránh tình trạng chủ quan, nhất là tại khu vực đông dân cư bị ngập nước. Chủ động gia cố các khu vực có hệ thống đê bao, bờ bao thấp; vận hành các trạm bơm tiêu thoát nước tại các khu dân cư, nơi có diện tích cây ăn trái, khu vực nuôi trồng thủy sản bị ngập.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025

Vùng 5 Hải quân khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Đà Nẵng: Khen thưởng tập thể, cá nhân đổi mới sáng tạo