Trẻ em Việt Nam gia tăng nhanh tỷ lệ thừa cân, béo phì
Sức khỏe 07/07/2022 21:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
VCF hoàn tất ca phẫu thuật tim thứ 8000 cho trẻ em Việt Nam Phát động cuộc thi “Vì cuộc sống không thuốc lá cho trẻ em Việt Nam” Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam: Ấn tượng hành trình 30 năm |
Một điều đáng lo ngại nữa là gánh nặng về mất cân bằng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và tình trạng thừa cân béo phì ở khu vực thành thị.
Đó là những thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) phối hợp tổ chức ngày 7/7 tại Hà Nội.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2010 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.
Theo nghiên cứu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc – UNFPA, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng.
Ngày 5/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 02/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhằm thực hiện dinh dưỡng hợp lý, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, và trí tuệ của người Việt Nam.
Theo GS.TS. Phan Thị Kim, Chủ tịch Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, Chủ tịch danh dự VINAFOSA, thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do mất cân bằng dinh dưỡng và lười vận động. Do đó, về dinh dưỡng, cần tập trung vào các giải pháp cung cấp chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các nhóm thực phẩm.
![]() |
Trong khi đó, NGND. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh: “Đối với một đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam phải đối phó với gánh nặng kép về dinh dưỡng, đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21.
Để cải thiện vấn đề này cần có những nỗ lực liên ngành từ trung ương đến địa phương, cần tăng cường quản lý trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, cần nâng cao nhận thức và thực hành cho cả cộng đồng bao gồm cả lãnh đạo quản lý, người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh và người tiêu dùng. Tất cả vì mục tiêu sức khỏe cho mọi người, hạn chế những hệ lụy bệnh tật".
PGS. TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA nêu quan điểm, vấn đề về dinh dưỡng cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, góp phần xây dựng các giải pháp hiệu quả, hướng vào xử lý gốc rễ các nghịch lý về dinh dưỡng ở Việt Nam. Các biện pháp chính sách và phi chính sách cần hướng đến ổn định nền kinh tế, truyền cảm hứng cho lối sống lành mạnh, vì sức khỏe cộng đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Những điều cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho trẻ dịp Tết Trung thu

7 thói quen ăn uống giúp người dân sống trường thọ

Mật ong ngâm hoa đu đủ đực: Bài thuốc hữu ích cho mọi gia đình

Sỏi túi mật là gì và phòng ngừa bằng cách nào?

3 động tác đơn giản ngừa đau lưng cho dân công sở
Tin cùng chuyên mục

Nhịn ăn gián đoạn có tốt cho sức khỏe?

Muối hồng Himalaya có tốt cho sức khỏe hơn muối trắng?

Thu hồi, tiêu hủy toàn quốc mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng - lọ 250g

Tại sao phải bóc giả mạc ở mắt khi điều trị đau mắt đỏ?

Hải Phòng: Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thực hiện thành công ca ghép thận thứ 3 cùng huyết thống

Tin nóng y tế: Đã có 21 ca tử vong do tay chân miệng

Hiệu quả bất ngờ của cà phê với bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan

Xử trí như thế nào khi trẻ bị lây dịch đau mắt đỏ tại trường học?

Trái cây nào ít calo, giúp giảm cân tốt nhất?

Dấu hiệu cho thấy bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Công dụng tuyệt vời của hoa hòe đối với sức khỏe con người

Đậu tương đen: “Thần dược” với phụ nữ tuổi trung niên

Nguyên nhân gây viễn thị và cách điều trị

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu

Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ

Người mắc bệnh đau mắt đỏ kiêng gì?

Đã có 3 người tử vong do bạch hầu: Tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh

Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với thuốc hiếm

Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
