Tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay để thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các cam kết tại COP26

Kết luận cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tận dụng, tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay từ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tổng thể, bài bản, quyết liệt, hiệu quả, thực chất chương trình lớn, quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt này.

Ngày 13/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay để thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các cam kết tại COP26

Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu.

Tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay để thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các cam kết tại COP26
Các đại biểu nhấn mạnh cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26

Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất nhận định, cam kết của Việt Nam tại COP26 đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về quyết tâm cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu, ngay lập tức nhận được sự đánh giá cao và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, mở ra cơ hội tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải vào Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiều tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, tập đoàn lớn, đặc biệt là các định chế tài chính, tập đoàn lớn về năng lượng tái tạo đã cam kết, ký kết hợp tác với Việt Nam.

Đồng thời, điều này cũng đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển gắn với xu thế phát triển toàn cầu, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo sự gắn kết và tham gia của toàn dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sau Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo và thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo cùng với quy chế làm việc của Tổ công tác.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng đề cương đề án triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, trong đó đã đề xuất các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai kết quả Hội nghị COP26.

Các đại biểu dự cuộc họp đã góp ý về: Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo; đề cương đề án triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bao gồm các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai kết quả COP26, xác định các nhiệm vụ cụ thể cần ưu tiên triển khai ngay nhằm tạo đột phá trong thể chế, chính sách và đầu tư thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng; việc tổ chức hội nghị với các tổ chức phát triển.

Các đại biểu nhấn mạnh cần đẩy mạnh truyền thông, đặc biệt là truyền thông tại cơ sở để nâng cao nhận thức, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay để thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các cam kết tại COP26
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi xanh với chuyển đổi số và các chuyển đổi khác

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược với quyết tâm cao và mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là vấn đề quan trọng với Việt Nam - một nước đang phát triển, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Cơ bản đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo - tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, đề án.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng chỉ rõ, đây là chương trình lớn, quan trọng để góp phần thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm về phát triển nhanh và bền vững, đạt được hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và năm 2045 (100 năm thành lập nước). Chương trình này cũng phù hợp với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã được thông qua; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Thủ tướng phân tích, việc thực hiện chương trình có những thuận lợi nhưng khó khăn nhiều hơn, song đã cam kết thì phải thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất và chúng ta có lợi ích rất lớn nếu thực hiện được cam kết này.

Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, cần sự tham gia của tất cả các quốc gia, sự ủng hộ và hỗ trợ quốc tế. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, cần lấy người dân và doanh nghiệp là mục tiêu, là động lực, là trung tâm, là chủ thể để thực hiện. Đây là vấn đề tác động tới tất cả các bộ, ngành, phương nên phải có cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, song lấy cấp cơ sở là nền tảng để triển khai chương trình.

Đồng thời, phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi xanh với chuyển đổi số và các chuyển đổi khác; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nguồn lực trong nước và ngoài nước, nguồn lực nhà nước và tư nhân.

Tranh thủ tốt nhất cơ hội hiện nay để thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các cam kết tại COP26
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Về trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết, nhận thức phải thống nhất, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, xác định trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ cao, nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm quản trị và tổ chức thực hiện thật hiệu quả các giải pháp đề ra.

Thủ tướng lưu ý các cơ quan nghiên cứu, đưa ra được nhu cầu, các đề xuất hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với khả năng, chiến lược phát triển của đất nước và khả năng đáp ứng của các đối tác.

Về lộ trình, Thủ tướng nêu rõ, chương trình vừa giải quyết các vấn đề chiến lược, lâu dài, đồng thời vừa giải quyết các vấn đề trước mắt nên phải hoàn thành nhanh việc xây dựng kế hoạch năm 2022 của Ban Chỉ đạo.

Trong quý I năm 2022, các bộ ngành phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực quản lý để ứng phó biến đổi khí hậu, với các nhiệm vụ chủ yếu tập trung xử lý 8 vấn đề: Chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch; giảm phát thải khí nhà kính; giảm phát thải khí methan; phát triển ô tô chạy điện; trồng rừng để hấp thụ CO2; vật liệu xây dựng và phát triển đô thị phù hợp phát triển xanh, bền vững; truyền thông để toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng vào cuộc; đẩy mạnh chuyển đổi số. Thủ tướng lưu ý việc lập quy hoạch điện VIII cũng phải hướng tới các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Trong quý II, trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ đạo sẽ xem xét, thống nhất và trình các cấp có thẩm quyền chương trình tổng thể thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, tổ chức triển khai bài bản, quyết liệt, hiệu quả sau khi được thông qua.

Thủ tướng lưu ý, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo phải rất “thiện chiến”, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, gồm các cán bộ có trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm, ý chí và cả cảm xúc, nhiệt huyết làm việc.

Theo Thủ tướng, nhiều quốc gia, đối tác, tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm, ủng hộ Việt Nam, muốn Việt Nam trở thành hình mẫu ứng phó biến đổi khí hậu trong các nước đang phát triển, chúng ta phải tận dụng, tranh thủ tốt nhất cơ hội này, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, truyền tải được tinh thần chuyển đổi xanh tới các bộ, ngành, địa phương và người dân.

“Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm. Đã cam kết thì phải làm, đã làm thì phải có hiệu quả, thực chất, hết sức tránh hình thức”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII: Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2023

Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII: Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2023

Đây là một nội dung của ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã khai mạc sáng 2/10/2023 tại Thủ đô Hà Nội.
Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Ban Chấp hành Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII): Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII): Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Một nội dung của Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII) là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc trọng thể sáng nay 2/10/2023 tại trụ sở Trung ương Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Ngày lịch sử của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước

Ngày lịch sử của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước

Ngày 2/10/1945 được coi là "ngày lịch sử" của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước khi Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế đầu tiên đã ký nghị định lịch sử
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Tối 30/9, tại thành phố Vinh, Chủ tịch Quốc hội đã dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập TP. Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô.
Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an ngày 30/92023 cho biết, đối tượng Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt vì tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra ngày 30/9/2023.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu lên trong kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

3 kịch bản tăng trưởng GDP cho cả năm 2023 được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương diễn ra sáng nay 30/9/2023.
Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Chính phủ đang nỗ lực điều hành chính sách nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những "vùng xoáy" để phục hồi và hướng đến mục tiêu tăng trưởng của năm 2023.
Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Trong bối cảnh tăng tưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ được cải thiện, Tổng Cục Thống kê khuyến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình này.
Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Chiều ngày 29/9, tại Quảng Ninh, Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt hơn trong quý cuối cùng của năm 2023.
Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Tăng học phí theo lộ trình, giá thuê nhà tăng, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới…là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng.
Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023

Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023

Ngày 29/9, Tổng Cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội quý III và 9 tháng năm 2023.
Thí điểm thu phí không dừng với xe vào sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong 6 tháng

Thí điểm thu phí không dừng với xe vào sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong 6 tháng

Sẽ thí điểm dịch vụ thu phí không dừng (ETC) tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trong 6 tháng để tạo thuận tiện cho người dân.
Dự án nhà ở thương mại: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉnh sửa theo hướng nào?

Dự án nhà ở thương mại: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉnh sửa theo hướng nào?

Dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, Luật Đất đai (sửa đổi) chỉnh sửa theo hướng phải là các dự án do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Đề xuất giảm tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đề xuất giảm tổng mức đầu tư dự án thu hồi đất Cảng hàng không quốc tế Long Thành

UBTVQH cho ý kiến về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thủ tướng: Các Bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách xây dựng pháp luật

Thủ tướng: Các Bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách xây dựng pháp luật

Thủ tướng yêu cầu trong tháng 9, Bộ nào chưa giao Bộ trưởng trực tiếp phụ trách về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì phải phân công lại.
Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024

Đề xuất áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới.
Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang theo hướng số hóa, xanh hóa

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang theo hướng số hóa, xanh hóa

Các nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra đã bước đầu thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa,xanh hóa
Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi

Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi

Ủy ban Kinh tế thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động