Ảnh minh họa |
Triệu chứng
•Thay đổi về giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.
•Thay đổi về khẩu vị: thường không có cảm giác ngon miệng, nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
•Hay buồn bã, dễ cáu kỉnh, dễ bị kích thích.
•Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.
• Mất năng lực.
+ Mất sự quan tâm thích thú.
+ Tự ti.
+ Chán nản, tuyệt vọng.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân như: di truyền, những biến cố sang chấn tinh thần, lạm dụng rượu hay thuốc..., thậm chí cả nhân sinh quan của bệnh nhân đối với cuộc sống cũng có thể góp phần hình thành căn bệnh này.
Cách phòng chống
• Thiết lập cuộc sống quân bình, tránh căng thẳng, tránh bị tạo áp lực và làm việc quá sức.
• Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
• Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
• Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị bệnh.
• Không nên ngưng việc.
• Không uống bia, rượu với bất kỳ lý do nào.
1. Nam - nữ có nguy cơ mắc bệnh như nhau? Không! Phụ nữ có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp nhiều lần nam giới.
2. Sắc tộc có liên quan đến trầm cảm? Có! Những người thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có biểu hiện trầm cảm khác nhau.
3. Chứng trầm cảm có tính di truyền ? Có! Khoa học cho rằng cả yếu tố gene và môi trường đều ảnh hưởng đến tâm trạng.
4. Thuốc chống trầm cảm gây béo phì? Có! Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng khiến bạn tăng cân.
5. Cứ tâm trạng đi xuống là dùng thuốc? Không! Với người trầm cảm nhẹ, bác sĩ thường cho thuốc trấn an (để người bệnh an tâm chứ không có tác dụng chữa trị). Để bình tâm lại, đôi khi bạn chỉ cần được tư vấn hoặc tập thiền.