Triển lãm “Tết Xưa” với mục đích giới thiệu về phong tuc Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam qua tài liệu lưu trữ khai mạc ngày 14/1 và mở cửa đến ngày 15/3/2022 tại Khu trưng bày Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội).

![]() |
Những không gian gợi nhớ Tết cổ truyền của dân tộc |
Lần đầu tiên, hơn 100 phiên bản tài liệu về phong tục Tết xưa được lựa chọn từ khối Châu bản triểu Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới và các phông tài liệu tiếng Pháp để trưng bày trong triển lãm.
Nội dung triển lãm được bố cục theo 3 chủ đề: Phiên chợ ngày Xuân; Cung chúc Tân Xuân; Du xuân.
![]() |
Một góc không gian tết Hà thành xưa với hoa đào, hoa thuỷ tiên |
![]() |
Ăn Tết và du xuân luôn là phong tục được tiếp nối qua nhiều đời |
Không gian “Cung chúc Tân Xuân” giới thiệu nghi lễ, phong tục, tập quán vào dịp Tết Nguyên đán luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu không gian "Phiên chợ ngày Xuân". Đây là dịp để mọi người hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu và để sắm Tết, đón một cái Tết tươm tất, đủ đầy.
![]() |
Các văn bản của triều đình nhà Nguyễn về tổ chức đón Tết |
Triển lãm cùng các sự kiện sẽ phác họa một phần không khí Tết xưa với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông.
Các hoạt động tương tác, tái hiện Tết Việt xưa sẽ đan xen tương ứng trong từng phần nội dung của triển lãm như: Phiên chợ ngày Xuân với bánh chưng xanh, cành đào thắm, ông đồ cho chữ… giúp người xem có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc.
![]() |
Nguyên văn bản tấu của Bộ Lễ năm 1842 về bắn pháo hoa đón giao thừa |
![]() |
Tết Việt qua báo chí thời Pháp |
![]() |
"Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" (thơ Vũ Đình Liên) |
Các tài liệu, hình ảnh của triển lãm không chỉ giúp công chúng tìm lại được những nét đẹp của Tết xưa mà còn cung cấp nguồn sử liệu tin cậy phục vụ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Mặc dù ngày nay, các phong tục trong dịp Tết có nhiều đổi thay nhưng Tết Nguyên đán vẫn giữ được hồn cốt riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy để tôn vinh và lưu giữ những nét đẹp vốn có của Tết Việt cho thế hệ mai sau.