Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm

Công chúng có nhu cầu cao thông tin về an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn, song thông tin đưa ra bằng chứng khoa học lại ít.

Sáng ngày 7/6 đã diễn ra tọa đàm “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật”.

Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm
Nhà báo Đồng Mạnh Hùng – Trưởng ban Ban Thư ký biên tập, Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án “Các phương pháp dựa vào thị trường nhằm cải thiện mức độ an toàn của thịt lợn tại Việt Nam” (gọi tắt là SafePORK), do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, và được đồng tổ chức bởi Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI).

Ở Việt Nam, nói về vấn đề an toàn thực phẩm công chúng quan tâm nhiều đến ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, TS. Fred Unger - Trưởng dự án SafePORK, Trưởng đại diện ILRI tại Đông Nam Á - cho biết: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn, thịt gà và thịt bò. Lãnh đạo các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và nhà báo cũng có xu hướng dễ hiểu lầm (về nguy cơ ô nhiễm hóa chất).

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về an toàn thực phẩm, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, thông tin hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân, gia đình phòng tránh những thực phẩm không an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng nhiều khi chưa hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề.

PGS. TS. Nguyễn Thị Dương Nga - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - dẫn chứng số liệu dựa trên 553 quan sát các chuỗi giá trị thịt lợn tại các tỉnh phía Bắc, 92% số người được hỏi tin thịt lợn không an toàn có thể phát hiện qua quan sát bằng mắt thường; 41% số người được hỏi cho rằng thịt lợn được nấu kỹ sẽ an toàn. Không chỉ vậy, 37% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm là của Chính phủ. 10% số người trong khảo sát vẫn sử dụng chung thớt cho tất cả các loại thực phẩm.

"Đây đều là những nguy cơ dẫn đến mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhiều người có thể không biết, rằng vi sinh vật vẫn giải phóng ra những độc chất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ngay cả khi được nấu sôi", bà Nga nhấn mạnh.

Chính vì vậy, TS. Phạm Đức Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế Công cộng nêu ý kiến: "Cần có giải pháp kết nối nhà nghiên cứu và cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng".

Đồng quan điểm với các ý kiến nêu trên, ông Trần Thái Sơn - Phó Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cho hay, những năm gần đây, người dân có nhu cầu lớn về thông tin an toàn thực phẩm, cũng như cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, các thông điệp hiện nay chủ yếu mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học, giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình.

"Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách khoa học và có trách nhiệm tới cộng đồng về các vấn đề sức khỏe con người", ông Sơn nói.

Tại buổi tọa đàm, đại diện khu vực tư nhân cũng đã chia sẻ những thách thức và kiến nghị trong truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm. Ông Trần Mạnh Chiến - CEO Bác Tôm - kiến nghị: Truyền thông tập trung thông tin vào dinh dưỡng sản phẩm cần được đo đếm ở các giai đoạn tiêu dùng khác nhau, với các kênh hàng khác nhau; tăng cường truyền thông tích cực về những đơn vị làm tốt thay vì chỉ tuyên truyền các vụ việc tiêu cực; phát triển từng chuỗi, từng kênh để làm điển hình…

Các nhà báo cũng có cơ hội trao đổi với một số chuyên gia đến từ Cục An toàn thực phẩm, nhóm công tác về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới, Trường đại học Y tế Công cộng và khu vực tư nhân để hiểu rõ hơn về các khái niệm, định nghĩa về an toàn thực phẩm, cách thức truyền tải các bằng chứng khoa học trên phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng những kênh và chiến lược phù hợp.

Chia sẻ góc độ báo chí, nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Ban Thư ký biên tập, Đài tiếng nói Việt Nam - quay trở lại câu chuyện những năm 2007-2008 thời điểm dịch lợn tai xanh bùng phát. Khi đó, truyền thông đã vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ về vấn đề này. Thông tin chủ yếu là giúp người dân nhận biết về dịch lợn tai xanh là gì? tình hình lây lan tại các địa phương? cách xử lý lợn bệnh như thế nào?

Tuy nhiên, sau một thời gian tuyên truyền mạnh mẽ, báo chí lại phát hiện việc rất nhiều người dân vẫn tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tai xanh, thậm chí còn phát hiện nhiều hố chôn lợn chết vì bệnh tai xanh vẫn được đào lên để làm thực phẩm... Vậy vấn đề ở đây là gì?

Khi đi tìm hiểu, phóng viên đã phát hiện ra một điều, các thông điệp trên báo chí chủ yếu phản ánh về tình hình dịch bệnh, cách xử lý lợn dịch, cảnh khốn khó của người nông dân khi có lợn nhiễm bệnh... mà thông tin về tác hại của thịt nhiễm bệnh đến con người ít được đề cập, hoặc bị lướt qua...

Theo nhà báo Đồng Mạnh Hùng, có lẽ báo chí đã không lường trước quan niệm “Lợn bệnh, gà toi cứ cho vào nồi, đun sôi, nấu kỹ là ăn được hết” vẫn tồn tại trong nhân dân... Sau đó, với sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí, truyền thông người dân đã hiểu ra và không sử dụng thịt lợn chết hoặc đang mắc bệnh tai xanh nữa.

"Rõ ràng, quá trình truyền thông, báo chí cần phải lắng nghe phản hồi, điều chỉnh kịp thời để định hướng truyền thông mới đem lại hiệu quả tốt nhất", nhà báo Đồng Mạnh Hùng nói.

Nhận định của các chuyên gia, những khuyến nghị và kết quả từ tọa đàm “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” đóng vai trò quan trọng cho những nỗ lực chung giữa nhà nghiên cứu và các nhà báo nhằm cải thiện công tác truyền thông những kết quả nghiên cứu về an toàn thực phẩm tới công chúng.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, hoạt động đầu năm 2024.
Đồng Nai tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Đồng Nai tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2023

Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai và các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung triển khai hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
Lại phát hiện thêm khách sạn 5 sao vi phạm an toàn thực phẩm

Lại phát hiện thêm khách sạn 5 sao vi phạm an toàn thực phẩm

Qua kiểm tra, đoàn công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hà Nội phát hiện nhiều vi phạm chất lượng bánh trung thu tại môt số khách sạn 5 sao.
Hà Nội: Phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại khách sạn 5 sao

Hà Nội: Phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại khách sạn 5 sao

Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2023

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2023

Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 4251/KH-SCT ngày 28/8/2023 về bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước, và sự ra đời của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh là quyết định mang tính đột phá.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại An Giang

Bộ Công Thương kiểm tra công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại An Giang

Đoàn kiểm tra công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023 do Bộ Công Thương chủ trì vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh An Giang.
Vì sao cá Sủ vàng có giá “khủng” hàng trăm triệu đồng?

Vì sao cá Sủ vàng có giá “khủng” hàng trăm triệu đồng?

Cá Sủ vàng là một loài cá cực kỳ quý hiếm được ví như "cục vàng biển" ở các nước Việt Nam, Trung Quốc. Đáng nói loài cá này được trả giá hàng trăm triệu đồng.
Cựu lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị mạo danh, Cục ATTP phát thông báo khẩn

Cựu lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị mạo danh, Cục ATTP phát thông báo khẩn

PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương, nguyên lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bị sử dụng hình ảnh và danh tính để bán thực phẩm rởm, lừa đảo người tiêu dùng.
Bắc Ninh: Tăng cường kết nối chuỗi thực phẩm an toàn trong năm 2023

Bắc Ninh: Tăng cường kết nối chuỗi thực phẩm an toàn trong năm 2023

Năm 2023 tỉnh Bắc Ninh xác định bên cạnh đảm bảo an toàn thực phẩm, tỉnh sẽ tăng cường xác nhận chuỗi thực phẩm an toàn, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới

Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới

Ngành Công Thương Hà Nội tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ

An toàn thực phẩm là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chợ đang được thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp.
Đề xuất nhiều giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Đề xuất nhiều giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đã có những kết quả đáng khích lệ, không ngừng nâng cao, song vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.
Quảng Ninh: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Quảng Ninh: Nâng cao kiến thức và trách nhiệm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ngành Công Thương Khánh Hòa nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm

Ngành Công Thương Khánh Hòa nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm

Hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm.
Đà Nẵng: Ngộ độc thực phẩm, 7 khách du lịch nhập viện

Đà Nẵng: Ngộ độc thực phẩm, 7 khách du lịch nhập viện

Bệnh viện 199 cho biết đơn vị vừa tiếp nhận gần 7 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 trẻ nhỏ. Đây đều là khách du lịch miền Bắc vào TP. Đà Nẵng du lịch.
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin việc rà soát sử dụng hóa chất nhuộm chè

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin việc rà soát sử dụng hóa chất nhuộm chè

Sở Công Thương Lâm Đồng khẳng định, các doanh nghiệp xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan và Afghanistan không sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến.
Ninh Thuận: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Nho - Vang 2023

Ninh Thuận: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội Nho - Vang 2023

UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch phát động hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian diễn ra Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm.
EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Từ ngày 27/6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

Không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra

5 tháng năm 2023, Cục Thú y xét nghiệm mẫu thịt tươi, nước tiểu gia súc, thức ăn chăn nuôi và không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra.
Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Liên tiếp xuất hiện các ca ngộ độc sau ăn chả lụa: Cơ sở sản xuất chưa có giấy phép

Các cơ quan liên quan tại TP.HCM đã có nhận định ban đầu sau khi phát hiện thêm 3 trường hợp ngộ độc butulinum do nghi ngờ ăn thực phẩm là chả lụa.
Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Ngành Công Thương Sơn La: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm 2023

Nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, năm 2023 Sở Công Thương Sơn La sẽ tăng cường công tác hậu kiểm trong dịp Tết và mùa lễ hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm

Ngày 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động