TP.HCM “cấm cửa” các lò giết mổ gia súc thủ công sau ngày 31/3/2023
Địa phương 28/03/2023 13:50 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ Tăng cường công tác giết mổ gia súc, gia cầm |
TP. Hồ Chí Minh hiện có 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó, có 7 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công, 6 nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thưc phẩm, vệ sinh môi trường đô thị, theo Quyết định 231/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh thì sau ngày 31/3/2023, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trong khu dân cư sẽ chuyển vào trong các nhà máy giết mổ công nghiệp.
Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, gần đây xuất hiện tình trạng các thương lái di chuyển về các tỉnh lân cận để giết mổ, sau đó đưa ngược lại TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Nhiều ý kiến cho rằng, điều này sẽ dẫn tới nghịch lý là trong khi TP. Hồ Chí Minh ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở giết mổ thủ công trong thành phố thì các sản phẩm thịt được giết mổ từ các lò thủ công ở các tỉnh lân cận lại được vận chuyến ngược về thành phố để cung cấp cho người dân. Từ đó gây sự ức chế và bức xúc cho các cơ sở thủ công lẫn các nhà máy công nghiệp trên địa bàn.
![]() |
Các Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hiện hoạt động khó khăn do các thương lái quen với hoạt động giết mổ thủ công. |
Đơn cử như trường hợp của dự án Nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm An Hạ của Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ. Nhà máy này có công suất giết mổ hơn 3.000 con heo/ngày trên diện tích gần 5ha, tổng vốn đầu tư xây dựng tính đến nay là hơn 700 tỷ đồng.
Theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố về ngừng hoạt động các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công trong khu dân cư thì bắt đầu từ ngày 31/3, Nhà máy giết mổ gia súc và Chế biến thực phẩm An Hạ sẽ tiếp nhận toàn bộ lượng heo từ cơ sở giết mổ Xuyên Á và một số lượng heo từ các cơ sở giết mổ thủ công nhỏ lẻ khác trên địa bàn. Tuy nhiên cho tới nay dù đã cận kề 31/3 nhưng nhà máy này mới tiếp nhận được khoảng 500-600 con heo mỗi ngày từ các lò mổ thủ công.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ các thương lái “ngại” vào cơ sở giết mổ công nghiệp một phần do đã quen với giết mổ gia súc, gia cầm thủ công nên khi vào giết mổ công nghiệp còn bỡ ngỡ, dẫn tới việc họ tìm hướng chuyển về các tỉnh lân cận để giết mổ. Ngoài ra, chi phí cũng là một khó khăn. Theo đó, nếu như giết mổ thủ công chỉ khoảng 50.000-60.000 đồng/con thì giết mổ công nghiệp đội lên gấp đôi - tức là 100.000-120.000 đồng/con.
Trước khó khăn nói trên, ông Lê Văn Thành - Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ cho biết, doanh nghiệp kiến nghị Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh và các Sở, ban ngành có biện pháp, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, quyết liệt để ngăn chặn nguồn heo được giết mổ từ các lò thủ công từ các tỉnh lân cận đưa về thành phố tiêu thụ, ngăn chặn triệt để vấn nạn giết mổ lậu đang diễn ra công khai rầm rộ trên địa bàn. Đồng thời An Hạ cũng kiến nghị thành phố sớm có văn bản chấp thuận cho công ty được đóng tiền thuê đất một lần để có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thanh toán công nợ, đưa nhà máy vào hoạt động đúng tiến độ (dự kiến theo tiến độ nhà máy này sẽ chính thức đi vào vận hành kể từ ngày 1/4/2023 với 6 dây chuyền hiện đại).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gia Lai: Khó thu hồi tiền sai phạm xây dựng vì nhà thầu giải thể

Quảng Ninh: Máy phát điện, quạt tích điện đắt khách

Lạng Sơn phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,92%

TP. Hồ Chí Minh: Phát động chiến dịch “Tiêu dùng xanh” năm 2023

Quảng Bình: 5 tháng đầu năm các chỉ số công nghiệp và thương mại đều tăng
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa tổ chức hội nghị kết nối, hợp tác với các đối tác quốc tế

Quảng Ninh: 4/7 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động gần 100% công suất

5 tháng đầu 2023, tỉnh Quảng Ninh thu trên 13.000 tỷ đồng từ du lịch

Quảng Ninh: Xuất hiện website giả thông tin lịch cắt điện ở TP. Hạ Long

Thanh Hóa: Chấp thuận đầu tư 25 dự án với tổng vốn đăng ký 8.799 tỷ đồng và 42,8 triệu USD

Quảng Ninh: Thu ngân sách 5 tháng đạt trên 24.100 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: Thành lập hội đồng kỷ luật cán bộ cởi quần áo khi say rượu

Thừa Thiên Huế: Dự trữ hàng trăm tấn lương thực chuẩn bị cho mùa mưa lũ

Ninh Thuận làm gì để đối phó với nắng nóng?

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp cấp bách tiết kiệm điện

Trưng bày 52 tài liệu ghi chép liên quan đến lịch sử tỉnh Khánh Hòa

Thừa Thiên Huế: Ứng cứu kịp thời tàu cá và 9 ngư dân Quảng Ngãi

Được mùa nhưng diêm dân cánh đồng muối Bạch Long không vui

TP. Hải Phòng: Ngủ trong ô tô, 3 bố con phải nhập viện vì ngạt khí

Doanh nghiệp châu Âu quan tâm lĩnh vực nông nghiệp Tây Ninh

Tỉnh Quảng Ninh: Sắp khai thác đường bay thương mại tuyến Tuần Châu - Cô Tô

Quảng Nam: Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án thủy điện Nước Chè

Bài 2: “Tổ công tác đặc biệt” vào cuộc

Hà Tĩnh: Tiêu hủy 114 khẩu súng, vật liệu nổ do người dân giao nộp
