TP. Hồ Chí Minh: Vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 59%
Phát triển kinh tế 03/03/2023 10:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
4 dự án bất động sản nào được TP. Hồ Chí Minh gỡ vướng dứt điểm? TP. Hồ Chí Minh: Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh sẽ chính thức thông xe ngày 5/3 |
Tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 2 năm 2023, sáng ngày 3/3, UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,7%; doanh thu du lịch tăng 115,8% so với cùng kỳ; số doanh nhiệp thành lập mới tăng 13,1%.
![]() |
Phiên họp UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2, nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 năm 2023, sáng ngày 3-3/2023 |
Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 369 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 103 dự án với vốn đăng ký 99 triệu USD, tăng 24,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động xây dựng có 2 dự án, vốn đăng ký 54,5 triệu USD, chiếm 54,8% vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 39 dự án, vốn đăng ký 31,3 triệu USD, chiếm 32,0%.
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 30 dự án, vốn đăng ký 7,4 triệu USD, chiếm 7,6%; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo 2 dự án, vốn đăng ký 3 triệu USD, chiếm 3,1%.
![]() |
Trong 2 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm 2022 |
“Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 23 dự án, vốn đăng ký 76,6 triệu USD, chiếm đến 78,4% vốn đăng ký cấp mới. Kế đến là Hàn Quốc 9 dự án, vốn đăng ký 4,8 triệu USD, chiếm 4,9%; Đài Loan (Trung Quốc) có 4 dự án, với vốn đăng ký 4,2 triệu USD, chiếm 4,3%” – UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 29 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 70,4 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), tăng 52,6% số dự án và tăng 701,7% vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.
Hàn Quốc là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 16,4 triệu USD, chiếm 34,4% vốn đăng ký điều chỉnh.
Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, trong 2 tháng đầu năm 2023, tại TP. Hồ Chí minh có 275 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 187 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 130,5 triệu USD, chiếm 69,8% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 33 triệu USD, chiếm 17,6%; hoạt động vận tải kho bãi 7,7 triệu USD, chiếm 4,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 6,1 triệu USD, chiếm 3,3%.
Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 64,3% và 11,7%.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến cuối tháng 2/2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 11.455 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 56,35 tỷ USD, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.
Tính chung tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 80,3 tỷ USD.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng thấp ngoài dự báo

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Hải Phòng đến năm 2040

Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa: Luôn đồng hành, chia sẻ những khó khăn vướng mắc với doanh nghiệp

Khánh Hòa được định hướng phát triển đột phá vùng ven biển
Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Nhiều cơ hội cho cây chanh leo và rau quả

TP. Hải Phòng: Chủ tịch UBND huyện Cát Hải bị phê bình

Thanh Hoá: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá

Phá bỏ hàng loạt vườn cao su ở huyện miền núi Nghệ An

Sơn La: Tăng năng lực chế biến, tăng giá trị nông sản

Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Hà Nội: Sẽ thành lập, mở rộng 5 - 10 cụm công nghiệp

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

9 tỉnh thành muốn phát triển khu công nghiệp như của Bình Dương

Gia Lai: Cải tạo vườn tiêu trồng hoa cúc công nghệ cao lãi trăm triệu mỗi năm

Xúc tiến thương mại: Tạo đầu ra ổn định cho nông sản Đắk Nông

Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch “Giờ trái đất”, tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Bình Dương cần chuyển đổi mô hình phát triển sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh

Bình Dương trao giấy phép đầu tư cho 6 doanh nghiệp, ký kết với 9 tỉnh thành phát triển KCN thông minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế
