Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng TP. Hồ Chí Minh: Thiếu đơn hàng vẫn là khó khăn chung cần giải quyết triệt để |
Tại Hội thảo khoa học Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển bền vững, chủ đề “Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 4/4, các nhà nghiên cứu đánh giá: Dự án Điện gió ngoài khơi Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) là dự án điện năng tái tạo đầy tiềm năng, hứa hẹn góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng cho TP. Hồ Chí Minh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam.
Các chuyên gia cũng cho biết, việc phát triển điện gió là hướng đi đúng. Việt Nam sẽ làm điện gió hiệu quả nếu tuân thủ các quy tắc cơ bản trong điện gió.
Các chuyên gia, doanh nghiệp tham gia hội thảo |
Khẳng định xu thế phát triển điện gió ngoài khơi là cần thiết để TP. Hồ Chí Minh sớm trở thành thành phố Net-zero đầu tiên của cả nước, ông Đặng Quốc Toản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng Dầu khí Châu Á (AsiaPetro) - một trong những doanh nghiệp liên doanh đầu tư dự án điện gió Cần Giờ và là đại diện đơn vị nghiên cứu dự án, nêu hàng loạt yếu tố thuận lợi của dự án này.
Trong đó, dự án rất thuận lợi truyền tải về TP. Hồ Chí Minh, thềm lục địa không sâu nên sẽ giảm tỉ xuất đầu tư rất lớn, giúp giảm chi phí giá điện rất nhiều cho cung cấp điện cho TP. Hồ Chí Minh. Đây là nguồn điện xanh mà nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) ở Thành phố và khu vực phía Nam cần để sử dụng trong sản xuất, xuất khẩu sang châu Âu và thế giới theo yêu cầu về chứng chỉ xanh.
Theo ông Toản, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tin vui rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Bởi là cơ sở, tiền đề về pháp lý để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai phát triển những dự án điện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi các chuyên gia tham dự hội thảo cũng chỉ ra rằng, dù Việt Nam có lợi thế phát triển điện gió nhưng việc phát triển điện gió còn quá chậm và cần thiết có chính sách hỗ trợ lãi suất, thủ tục… để giúp các doanh nghiệp thúc đẩy dự án nhanh chóng.
Do vậy, các ý kiến tại hội thảo mong muốn TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm thẩm quyền để cấp phép cho khảo sát, nghiên cứu, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian để phát triển dự án.
Dự án Điện gió ngoài khơi Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) là nguồn năng lượng khổng lồ, có thể cung cấp điện cho đường sắt tốc độ cao TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, khu đô thị lấn biển Cần Giờ, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ... Dự án có diện tích rộng khoảng 325 ha, vốn đầu tư gần 400.000 tỉ đồng, công suất xấp xỉ 6.000MW (tương đương 6 nhà máy điện than lớn nhất Việt Nam hiện nay), không chỉ bảo đảm cung cấp nguồn điện sạch cho lưới điện quốc gia, sản xuất green hydrogen, ammonia… cho các đô thị, khu công nghiệp, phương tiện giao thông vận tải để giảm phát thải khí carbon. Theo tính toán, dự án không ảnh hưởng đến đất rừng phòng hộ đồng thời giảm phát thải hơn 200 triệu tấn carbon trong vòng đời của dự án. |