TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục có thêm một chợ phiên nông sản an toàn
Nông nghiệp - nông thôn Thứ bảy, 10/08/2019 - 10:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ông Nguyễn Thanh Vũ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Chánh cho biết, phiên chợ lần này có 23 đơn vị tham gia với 23 gian hàng với các loại nông sản đối tượng tham gia gồm các hộ nông dân, doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tham dự phiên chợ nông sản lần này là cơ hội để DN quảng bá đưa hàng nông sản Việt chất lượng cao với giá ưu đãi vào phục vụ người dân. Thông qua các phiên chợ sẽ tạo thói quen người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Trực – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, Chợ phiên nông sản an toàn TP. Hồ Chí Minh là một trong những hoạt động cụ thể được triển khai, nhằm hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, có sản phẩm tham gia chuỗi thực phẩm an toàn cho Thành phố, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Trực – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi khai mạc. |
Bên cạnh đó, Chợ phiên nông sản an toàn còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng Thành phố tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận. Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận VietGAP; quy trình sản xuất VietGAP; nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm,… tạo niềm tin với người tiêu dùng về thực phẩm an toàn.
Theo ông Trực, từ năm 2016 đến nay Chợ phiên Nông sản an toàn thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức ở 12 địa điểm. Với việc khai trương chợ phiên tại Công viên Khu dân cư Him Lam, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh nâng tổng số chợ phiên toàn thành phố là 13 địa điểm.
Bà Võ Thị Thu Thủy – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Mật ong Hương Quê Gia Lai cho biết, sảm phẩm mật ong của công ty được đúc kết hơn 35 năm kinh nghiệm, mật ong được thu hoạch đạt chất lượng dinh dưỡng cao đủ tiêu chuẩn nhập khẩu châu Âu, châu Mỹ và Canada (chứng nhận HACCP), đạt tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP, sản xuất theo tiêu chuẩn quy trình VietGab.
Tham dự phiên chợ nông sản an toàn lần này, bà Thủy mong muốn quảng bá sản phẩm, kết nối với các đơn vị, DN và người tiêu dùng. Hy vọng người tiêu dùng luôn sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình và xã hội.
![]() |
Các DN trưng bày sản phẩm tại Chợ phiên nông sản an toàn tại Công viên Him Lam, góc đường 13 -18, Khu Dân cư Him Lam, ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. |
Theo Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh, trong tháng 6 đầu năm 2019, đã tổ chức 182 phiên chợ, tổng số lượng đơn vị tham gia: 3.640 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Tổng số gian hàng tham gia: 4.104 gian hàng.
Từ cuối năm 2016 đến nay đã tổ chức 512 phiên chợ, tổng số lượng đơn vị tham gia: 9.417 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Tổng số gian hàng tham gia: 10.771 gian hàng.
Tổng số đơn vị đã và đang tham gia Chợ phiên là khoảng 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành lân cận; tổng số gian hàng tham gia trung bình 150 gian hàng/tuần; doanh thu thông qua giao dịch tại chợ và thông qua hợp đồng tiêu thụ trung bình đạt 200 đến 250 triệu đồng/phiên; tổng số thỏa thuận, đơn đặt hàng tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị tham gia và khách hàng đã ghi nhận trên 200 hợp đồng, tổng trị giá đạt trên 22 tỷ đồng/năm. Thông qua các hoạt động của chợ phiên, các đơn vị tham gia đã mở rộng diện tích sản xuất, theo báo cáo của các đơn vị, tổng diện tích được mở rộng khoảng 150 ha diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Một ngày cùng diêm dân trên cánh đồng muối Bạch Long

Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp

Đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế

Phát huy vai trò chợ nông thôn
Tin cùng chuyên mục

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Xử lý dứt điểm các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Sắp xếp lại 4 Tổng cục tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanh

Đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam

Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Khẩn trương cứu diện tích lúa Đông Xuân, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Bố trí 196.332 tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi Nghị định 67: Chính sách cần sát thực tiễn

Du lịch nông thôn: Tiềm năng “ngủ yên”

Niềm vui người kết nối giá trị cho nhà nông

Dự án VCED - Thúc đẩy mô hình hợp tác xã kiểu mới cho nông dân Việt Nam

C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững

Mận trái vụ Sơn La: Giá cao gấp chục lần mận chính vụ

Nghệ An: Nhiều cách làm hay để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía
