Tp. Hồ Chí Minh tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm
Quản lý thị trường 18/10/2021 17:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhiều đối tượng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi
Do ảnh hưởng dịch bệnh nên việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng hóa kém chất lượng… trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng. Thống kê của Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong 9 tháng đầu năm nay, các đội QLTT đã kiểm tra 1.705 vụ và có 1.108 vụ vi phạm. Trong số này có 22 vụ vi phạm hàng cấm, 395 vụ hàng lậu, 274 vụ hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ, 19 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá và đầu cơ găm hàng, 9 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm…
![]() |
Trong quý III/2021 lực lượng QLTT thành phố tham gia chốt kiểm soát phòng, chống dịch phát hiện 2 vụ vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, tạm giữ 1.460 bao thuốc lá điếu |
Các thống kê của lực lượng QLTT cũng cho thấy, trong quý III vừa qua các đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh trái phép thiết bị vật tư y tế như: găng tay cao su, khẩu trang, máy đo nồng độ oxy, máy tạo oxy, kit xét nghiệm nhanh…
Điển hình là ngày 9/8/2021 Đội QLTT số 3 kiểm tra điểm chứa hàng của Công ty TNHH XNK Taisum tại khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, phát hiện 143,5kg găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ và 480 cái khẩu trang hiệu 3M có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.
![]() |
Găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ |
Cũng liên quan mặt hàng chống dịch, ngày 10/8/2021 Đội QLTT số 3 phối hợp với Đội 6 - PC03 Công an Thành phố kiểm tra điểm chứa trữ và kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ số 314/48/16 đường tỉnh lộ 10, khu phố 14, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Tại đây đang chứa trữ 64.800 viên thuốc tân dược không rõ tình trạng chất lượng, không hóa đơn, chứng từ. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý…
Vào ngày 14/9/2021 Đội QLTT số 1 khám xe tải biển kiểm soát 89C-196.39 do ông Nguyễn Chí Công là tài xế tại địa chỉ số 56/6 quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, quận 12. Qua kiểm tra, Đội QLTT số 1 phát hiện 1.398 cái súng phun sương chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ phù hợp, 73.500 cái kính chống giọt bắn và 1.793 cái tông đơ cắt tóc không có hóa đơn, chứng từ. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.
Việc các đối tượng kinh doanh trái phép, mua bán hàng nhập lậu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng chống dịch, theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - là do nhu cầu mua các sản phẩm phòng, chống dịch, vật tư y tế, thuốc để sử dụng của người dân trong cao điểm chống dịch tăng cao và các đối tượng đã lợi dụng để trục lợi. Đáng chú ý, các vụ việc được phát hiện đều vận chuyển trên các container, xe tải, các kho chứa trữ phục vụ cho việc kinh doanh hàng hóa qua thương mại điện tử, các sàn giao dịch điện tử, các trang mạng xã hội (facebook, Zalo, Viber…). Thậm chí một số đối tượng cũng lợi dụng xe vận chuyển hàng hóa được cấp mã luồng xanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm.
![]() |
Các đối tượng còn ngụy trang xe luồng xanh để vận chuyển trái phép hàng cấm |
Tập trung đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh trái phép
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, thời điểm hiện tại tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân. Do đó việc hoạt động bình thường trở lại trong những tháng cuối năm cũng sẽ gặp khó khăn, tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa chưa khôi phục, đây cũng là điều kiện cho việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm… sẽ có chiều hướng tăng.
Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm; hàng hóa sẽ tiếp tục tập kết tại các kho hàng, bến bãi; vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả xuất xứ, không rõ nguồn gốc,… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính, lực lượng QLTT thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, văn bản của Bộ Công Thương và Tổng cục QLTT về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật. Lực lượng QLTT thành phố cũng xây dựng và triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Ngoài ra, theo nhận định của Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, hiện nay tình hình kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như facebook, Zalo… hoạt động trên nền tảng di động rất phức tạp, việc tạo lập tài khoản sử dụng thông tin giả để bán hàng rất khó để xác định được đối tượng vi phạm và nơi chứa trữ hàng hóa vi phạm để kiểm tra, xử lý; giao nhận hàng hóa qua dịch vụ giao nhận hàng hóa, phương tiện sử dụng bằng xe gắn máy, với số lượng ít nên rất cơ động và khó phát hiện. Do đó, Cục QLTT sẽ rà soát, đánh giá lại tình hình thị trường, đối tượng và địa bàn hoạt động để có giải pháp cụ thể, trọng tâm về đối tưởng, trọng điểm về lĩnh vực, mặt hàng để có giải pháp đấu tranh hiệu quả những tháng cuối năm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy gần 19.000 sản phẩm vi phạm

Hà Nội: Hỏa tốc chỉ đạo xác minh vi phạm trong kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết bị điện

Phú Yên: Tạm giữ hơn 8.400 chai nước uống collagen chuẩn bị tuồn ra thị trường

Ninh Thuận: Phạt 2 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Phát hiện cửa hàng bán 130 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Thanh Hóa: Tiêu hủy 116 mặt hàng nhập lậu, không có giấy tờ xuất xứ

Cục QLTT Quảng Bình: Tiêu huỷ số lượng lớn hàng hoá vi phạm hành chính

TP. Hồ Chí Minh tiêu huỷ gần 21 nghìn bao thuốc lá nhập lậu

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm

Hải quan Quảng Trị triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy

Tạm giữ lượng lớn sản phẩm giả Gucci, Christan Dior, LV, Adidas... ở Hà Tĩnh

Quản lý thị trường Nghệ An: Thu giữ gần 3.000 phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cần làm gì để chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Quản lý thị trường Nghệ An liên tiếp thu giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Đường đi của hàng nghìn chai collagen giả “xuất xứ Nhật Bản” giá trên 2 triệu đồng tại Chương Mỹ

Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt 19,5 triệu đồng với hệ thống Nhà sách Bảo Anh

Quản lý thị trường Hà Nội: Xử phạt 24 triệu đồng cơ sở kinh doanh bóng cười trái phép

Tỉnh Quảng Ninh: Phát hiện hơn 500 sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu

Bắc Ninh: Phát hiện kho chứa hàng nghìn điện thoại, máy tính bảng không rõ nguồn gốc

Tăng cường kiểm tra, soi chiếu hàng hóa nhập khẩu từ các chuyến bay trọng điểm

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em

Quản lý thị trường Bắc Giang phát hiện vi phạm tại Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Vân Lục Nam

Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ
