Trước đó, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, từ 0 giờ ngày 9/7, TP. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn thành phố, thời gian áp dụng 15 ngày. Ngay sau đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành văn số khản 2279 hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thân Chỉ thị 16 nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điếm hiện nay. Trong đó, có yêu cầu tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, đồng thời tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7…
Các hệ thống siêu thị, của hàng tiện ích tăng tăng lượng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 |
Ngoài ra, đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống, nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm thời đóng cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục… với mong muốn người dân thành phố (TP) cùng điều chỉnh các hành vi, sinh hoạt thường ngày và hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung đông người, góp phần kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP.
Tuy nhiên, trước thực tế, có một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày, kể từ ngày thực hiện Chỉ thị 16, để kịp thời giải quyết khó khăn trên, đồng thời triển khai nghiêm túc nội dung công văn số 2279, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành công văn khẩn số 2292 ngày 9/7 chỉ đạo Sở Công Thương TP có văn bản yêu cầu các hệ thống phân phối như: SaiGon Co.op, Satra, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh, VinMart, Family Mart, AEON, Vissan... tăng lượng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên các quầy, kệ với chủng loại đa dạng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời phối hợp hệ thống giao hàng online, các hình thức phân phối trực tiếp đến tận tay người dân khi có yêu cầu.
UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu TP. Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn chủ động nắm bắt các khó khăn của người dân trên địa bàn, nhất là các hộ gia đình không thể tự nấu ăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Cụ thể, hướng dẫn người dân có thể đến mua thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện đang hoạt động hoặc đặt hàng thông qua các ứng dụng công nghệ. Đồng thời có thể hỗ trợ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân bằng các hình thức phù hợp như: Tổ chức lực lượng tình nguyện viên của hội phụ nữ và đoàn thanh niên hỗ trợ “đi chợ thay”; trực tiếp đặt hàng qua điện thoại tình nguyện viên và giao trực tiếp đến các đổi tượng nêu trên hoặc chủ động cung cấp các suất ăn miễn phí cho người già neo đơn. người bệnh và các đổi tượng khác.
Đặc biệt, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân trên địa bàn và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để yên tâm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và cùng thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.