TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ truyền thống

TP. Hồ Chí Minh là địa phương có hệ thống chợ truyền thống lâu đời và quy mô nhất cả nước nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là điều lo ngại thường trực của người tiêu dùng.

Thực phẩm ở chợ chưa an toàn vệ sinh

Một trong những tiêu chí hình thành và phát triển hệ thống thương mại văn minh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống trên địa bàn. Gần đây, nhiều đợt kiểm tra và thực thi an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống đã được thực hiện, tuy tình hình có chuyển biến nhưng tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ chợ vẫn tiềm ẩn ở mức cao.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hệ thống thương mại buôn bán sỉ lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng ở thành phố hiện có 206 siêu thị, 49 trung tâm thương mại, hơn 2.500 cửa hàng tiện lợi và 240 chợ truyền thống. Trong đó, chợ truyền thống loại một có 17 chợ, loại hai 53 chợ, loại ba 170 chợ và 96% chợ truyền thống hiện nay có kinh doanh thực phẩm.

Hàng năm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân thành phố bình quân khoảng 200.000 tấn thịt heo, 130.000 tấn thịt gia cầm, 132.000 tấn thủy sản, hơn 1 triệu tấn rau củ quả các loại. Lượng thực phẩm này đáp ứng khoảng 50 - 70% nhu cầu của của người dân.

Các loại thực phẩm đưa về thành phố mỗi ngày trừ sản phẩm động vật, rất nhiều loại thực phẩm hiện chưa được sơ chế tại nguồn, việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ gốc còn sơ sài, thậm chi là bỏ ngỏ. Chưa hết, hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đa số đều là chợ xây dựng đã lâu năm, hạ tầng bị xuống, nhất là khu vực kinh doanh thực phẩm, đây là nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao.

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ truyền thống
Tiểu thương bán thịt heo ở chợ Võ Thành Trang, phường 14, quân Tân Bình luôn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm để thu hút thêm khách hàng

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh, hiện tại chỉ có khoảng trên 10% chợ chợ truyền thống trên địa bàn thành phố có các thủ tục pháp lý về môi trường và có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, số còn lại hiện vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp đúng chuẩn một ngôi chợ truyền thống văn minh, hiện đại. Không chỉ vậy, mỗi ngày hệ thống chợ truyền thống ở thành phố còn thải ra số lượng lớn rác thải. Chỉ tính riêng 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền và Hóc Môn, mỗi ngày có khoảng trên dưới 250 tấn rác thải, số rác này đều được thu gom nhưng nước thải từ rác, mùi hôi, ruồi nhặng thì chưa xử lý được.

Thực tế cho thấy, nhiều khu chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay không gian ẩm thấp, mất vệ sinh do hạ tầng xuống cấp, chưa được sửa chữa là tác nhân ảnh hướng lớn đến an toàn vệ sinh thực phẩm kinh doanh tại chợ. Tuy vậy có những khu chợ truyền thống cũng đã làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh xung quanh và tăng cường kiểm soát khâu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường làm sạch chợ truyền thống

Chợ Võ Thành Trang, phường 14, quận Tân Bình phục vụ khá đông người dân đến mua sắm nhưng không gian nơi kinh doanh luôn được ban quản lý chợ, tiêu thương làm sạch và tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hoàng Thanh Chắp - đại diện Ban quản lý chợ Võ Thành Trang - cho biết, thông thường khi có các văn bản mới của chính quyền, cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ban quản lý chợ đều phát loa thông báo kỹ, lực lượng kiểm tra đến tận sạp nhắc nhở tiểu thương giữ vệ sinh chợ, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh, ai vi phạm sẽ bị xướng tên trên loa đài, tái phạm sẽ bị xử lý.

Ngoài thường xuyên kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh, theo ông Chắp, thực phẩm chính và sống kinh doanh ở chợ Võ Thành Trang dứt khoát không được bán cùng một nơi, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ cũng được quản lý chặt, ai tái phạm sẽ bị xử phạt. Tại khu vực kinh doanh thực phẩm, sau khi kết thúc buổi kinh doanh tiểu thương đều phải tự làm vệ sinh, sau đó ban quản lý chợ dùng nước phun xịt lần hai để có mặt bằng sạch sẽ cho ngày mai tiếp tục kinh doanh.

“Tự làm sạch nơi buôn bán đã trở thành thói quen của nhiều tiêu thương ở đây. Không gian buôn bán thực phẩm sạch sẽ không chỉ để thực phẩm vệ sinh mà còn thut hút khách hàng, vì tâm lý không ai thích mua một miếng thịt ngon ở nơi bán không hợp vệ sinh cả”, bà Linh Đan, tiểu thương bán thịt heo ở chợ Võ Thành Trang chia sẻ.

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ truyền thống
Dù chợ xây dựng đã lâu nhưng không gian kinh doanh thực phẩm ở chợ Võ Thành Trang luôn sạch sẽ

Tổ chức nâng cấp chợ truyền thống nhằm xây dựng mô hình chợ văn minh thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm đã được UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua.

Theo đó các đề án, dự án như "Chuỗi thực phẩm an toàn"; "Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm"; “An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020” và "Chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm" đã được triển khai. Mục tiêu là tập trung điều kiện về kinh doanh, phấn đấu đảm bảo 100% hàng hoá thực phẩm kinh doanh tại chợ phải được truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh.

Hiện tại, các quận huyện ở thành phố đang tổ chức chuyển đổi mô hình quản lý chợ truyền thống từ ban quản lý sang doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm quản lý và vận hành hiệu quả hơn. Đại diện quản trị một số chợ truyền thống đã chuyển đổi mô hình quản lý cho rằng, sau khi chuyển đổi, ngoài giảm lực lượng quản lý, việc nâng cấp, cải tạo, vệ sinh chợ, an toàn thực phẩm đều được xử lý nhanh và hiệu qủa thấy rõ.

Chẳng hạn như tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, khâu kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên được tuyên truyền, vận động thương nhân nắm bắt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hàng hóa, truy suất nguồn gốc hàng hoá, kiểm tra tính pháp lý của các cơ sở sản xuất hàng hóa cung cấp vào chợ.

Theo ông Lê Văn Tiển - Phó Ban quản lý chợ đầu mối Móc Môn, để các loại thực phẩm bày bán ở chợ truyền thống trên địa bàn thành phố đảm bảo vệ sinh công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chực năng là chưa đủ mà cần sự hợp tác chặt chẽ của người kinh doanh. Cụ thể, các tiểu thương, thương buôn phải luôn nâng cao ý thức thực hiện việc kinh doanh thực phẩm hợp vệ sinh trong vận chuyển, bảo quản, chế biến; hàng hoá kinh doanh phải có truy suất nguồn gốc và cần loại trừ những loại hàng hoá không đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào kinh doanh.

Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động