Thứ bảy 10/05/2025 13:26

TP. Hồ Chí Minh sẽ kiên quyết hơn trong việc “giành lại” vỉa hè

Tại buổi Lắng nghe và trao đổi tháng 3-2018 với chủ đề “Lập lại trật tự lòng lề đường - Trách nhiệm người trong cuộc” do Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuối tuần qua, lãnh đạo UBND thành phố cho biết, sắp tới thành phố kiên quyết xử lý các hành vi lấn chiếm lòng lề đường để lập lại trật tự vỉa hè.

Theo đánh giá của các sở ngành TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 thành phố thực hiện khá tốt việc lập lại trật từ lòng lề đường, lan tỏa cả nước. Việc lập lại trật tự lòng lề đường huy động được tất cả lực lượng tham gia, do các biên ký kết liên tịch với nhau cùng thực hiện.

Ông Lê Hòa Bình- Chủ tịch UBND quận 7 -cho biết, quận có hơn 200 tuyến đường nhưng chỉ có 81 tuyến đường có vỉa hè. Qua kiểm tra, khoảng 15 tuyến là phức tạp vì mang lại hiệu quả kinh tế lớn (gồm tuyến đường công ty, thương mại, tuyến đường ngoại thành liên với thành phố… ) vì thế quận đang từng bước thực hiện với sự quyết tâm và kiên trì.

Theo ông Trương Lâm Danh- Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố, thời gian qua các quận/huyện có thực hiện lập lại trật tự lòng lề đường bằng cách vạch kẻ vàng hoặc kẻ trắng. Tuy nhiên, một số hộ chấp hành tốt, một số hộ lấn chiếm trở lại, từ việc đó nổi lên thông tin việc chống lưng của phường, bảo kê của phường.

“Nhiều tuyến đường, địa điểm thực hiện trật tự lòng lề đường không làm được buộc dựng rào chắn như đoạn đường đại học Nguyễn tất thành (quận 4), bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (quận 5), bệnh viện Chợ Rẫy (quận 11),…. Thế nhưng dựng rào chắn thì người ta lại xuống lòng đường buôn bán”, ông Lâm nói.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh -cho rằng, lập lại trật tự lòng lề đường được người dân thành phố quan tâm, ủng hộ nhưng kết quả không giữ được. Vậy trách nhiệm của các sở ngành ở đâu?

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố thừa nhận, nguyên nhân trước hết là cơ quan quản lý nhà nước, xử lý thiếu kiên quyết.

“Trung tâm thành phố có giá trị khai thác cao nên thu hút nhiều người bán hàng rong, trong khi đó cơ quan quản lý đang buông lỏng trật tự lòng lề đường do đây là vấn đề mưu sinh. Có trường hợp than phiền, nếu bắt tôi, tôi cũng chịu vì bán một ngày tôi sống được 1 tuần hoặc 2 tuần. Nguyên nhân nữa là ý thức người dân còn tình trạng người dân chân trên, chân dưới mua hàng cho dễ thì khó dẹp bỏ”, ông Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh.

Để hiệu quả công tác lập lại trật tự lòng lề đường tốt hơn, ông Trần Vĩnh Tuyến khẳng định, quản lý vỉa hè, lòng đường phải trên cơ sở pháp luật, cần sự tham gia tự quản của người dân. Thời gian tới phải kiên quyết xử lý. Song song đó, bố trí lại trật tự để phục vụ giao thông, đặc biệt những vỉa hè lớn sẽ chia sẻ một phần để xe, phần bán hàng.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh